MỤC LỤC
- 1 Doanh nghiệp là gì?
- 2 Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp?
- 3 Các trường hợp không được thay đổi nội dung đăng ký kinh doanh?
- 4 Trường hợp được tiếp tục thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp
- 5 Trường hợp phải thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp?
- 6 Dịch vụ tư vấn pháp luật về doanh nghiệp của Brandsvip
Sau khi cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, doanh nghiệp có thể đăng ký thay đổi: tên, trụ sở,…. Vậy, có trường hợp nào không thể thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp không? Pháp luật quy định như thế nào? Mời quý vị cùng Brandsvip cùng tìm hiểu bài viết sau.
Doanh nghiệp là gì?
Doanh nghiệp là tổ chức có tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch, được thành lập hoặc đăng ký thành lập theo quy định của pháp luật nhằm mục đích kinh doanh.
Cơ sở pháp lý: khoản 10 Điều 4 Luật Doanh nghiệp năm 2020.
Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp?
Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp là văn bản bằng bản giấy hoặc bản điện tử ghi lại những thông tin về đăng ký doanh nghiệp mà Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp cho doanh nghiệp.
Cơ sở pháp lý: khoản 10 Điều 4 Luật Doanh nghiệp năm 2020.
Theo quy định tại Điều 28 Luật Doanh nghiệp năm 2020, các nội dung trong giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp gồm:
Điều 28. Nội dung Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệpGiấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp bao gồm các nội dung chủ yếu sau đây:1. Tên doanh nghiệp và mã số doanh nghiệp2. Địa chỉ trụ sở chính của doanh nghiệp;3. Họ, tên, địa chỉ liên lạc, quốc tịch, số giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với người đại diện theo pháp luật của công ty trách nhiệm hữu hạn và công ty cổ phần; đối với thành viên hợp danh của công ty hợp danh; đối với chủ doanh nghiệp của doanh nghiệp tư nhân. Họ, tên, địa chỉ liên lạc, quốc tịch, số giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với thành viên là cá nhân; tên, mã số doanh nghiệp và địa chỉ trụ sở chính của thành viên là tổ chức đối với công ty trách nhiệm hữu hạn;4. Vốn điều lệ đối với công ty, vốn đầu tư đối với doanh nghiệp tư nhân.
Các trường hợp không được thay đổi nội dung đăng ký kinh doanh?
– Đã bị Phòng Đăng ký kinh doanh ra Thông báo về việc vi phạm của doanh nghiệp thuộc trường hợp:
+ Thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp;
+ Hoặc đã bị ra Quyết định thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
– Đang trong quá trình giải thể theo quyết định giải thể của doanh nghiệp.
– Theo yêu cầu của Tòa án. Hoặc Cơ quan thi hành án. Hoặc Cơ quan điều tra, Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng Cơ quan điều tra, Điều tra viên quy định tại Bộ luật Tố tụng hình sự;
– Doanh nghiệp đang trong tình trạng pháp lý “Không còn hoạt động kinh doanh tại địa chỉ đã đăng ký”.
Cơ sở pháp lý: khoản 1 Điều 65 Nghị định 01/2021/NĐ-CP.
Trường hợp được tiếp tục thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp
– Đã có biện pháp khắc phục những vi phạm theo yêu cầu trong Thông báo về việc vi phạm của doanh nghiệp. Thuộc trường hợp thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Và được Phòng Đăng ký kinh doanh chấp nhận.
– Phải đăng ký thay đổi một số nội dung để phục vụ quá trình giải thể và hoàn tất bộ hồ sơ giải thể theo quy định. Trong trường hợp này, hồ sơ đăng ký thay đổi phải kèm theo văn bản giải trình của doanh nghiệp về lý do đăng ký thay đổi.
– Có ý kiến chấp thuận bằng văn bản của các tổ chức, cá nhân gửi yêu cầu của: Tòa án. Hoặc Cơ quan thi hành án. Hoặc Cơ quan điều tra, Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng Cơ quan điều tra, Điều tra viên quy định tại Bộ luật Tố tụng hình sự. Về việc cho phép tiếp tục đăng ký thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp
– Doanh nghiệp đã được chuyển tình trạng pháp lý. Từ “Không còn hoạt động kinh doanh tại địa chỉ đã đăng ký” sang “Đang hoạt động”.
Cơ sở pháp lý: khoản 2 Điều 65 Nghị định 01/2021/NĐ-CP.
Trường hợp phải thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp?
Gồm các trường hợp sau:
Cơ sở pháp lý:
– Điều 28, khoản 1 Điều 30 Luật Doanh nghiệp năm 2020;
– Nghị định 01/2021/NĐ-CP.
Dịch vụ tư vấn pháp luật về doanh nghiệp của Brandsvip
- Tư vấn thành lập doanh nghiệp;
- Tư vấn thành lập chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh;
- Tư vấn thay đổi đăng ký kinh doanh;
- Tư vấn chuyển đổi doanh nghiệp;
- Tư vấn các vấn đề phát sinh trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp;
- Tư vấn tạm ngừng kinh doanh;
- Tư vấn giải thể doanh nghiệp;
- Tư vấn pháp luật về hợp đồng;
- Tư vấn pháp luật về quyền sở hữu trí tuệ;
- Tư vấn giải quyết các tranh chấp nội bộ doanh nghiệp,….