Hành vi xâm phạm nhãn hiệu bị xử lý như thế nào?

Hành vi xâm phạm nhãn hiệu bị xử lý như thế nào?

Hành vi xâm phạm nhãn hiệu bị xử lý như thế nào? Đó là thắc mắc mà các chủ sở hữu nhãn hiệu được bảo hộ đặt ra. Vậy, Pháp luật về Sở hữu trí tuệ quy định như thế nào về vấn đề này? Brandsvip mời Quý vị đọc bài viết sau để tìm được câu trả lời nhé.

Hành vi xâm phạm nhãn hiệu bị xử lý như thế nào?
Hành vi xâm phạm nhãn hiệu bị xử lý như thế nào?

Yếu tố xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu là gì?

Yếu tố xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu là dấu hiệu gắn với:

+ Hàng hóa;

+ Bao bì hàng hóa;

+ Phương tiện dịch vụ;

+ Giấy tờ giao dịch;

+ Biển hiệu;

+ Phương tiện quảng cáo;

+ Và các phương tiện kinh doanh khác.

=>Trùng hoặc tương tự tới mức gây nhầm lẫn với nhãn hiệu được bảo hộ.

Cơ sở pháp lý: khoản 1 Điều 77 Nghị định số 65/2023/NĐ-CP.

Căn cứ để xem xét yếu tố xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu?

Căn cứ để xem xét yếu tố xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu là phạm vi bảo hộ nhãn hiệu. Gồm:

+ Mẫu nhãn hiệu và danh mục hàng hóa, dịch vụ được xác định tại Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu;

+ Hoặc Giấy xác nhận nhãn hiệu đăng ký quốc tế được bảo hộ tại Việt Nam;

+ Hoặc bản trích lục Sổ đăng ký quốc gia về sở hữu công nghiệp;

+ Hoặc thông qua việc đánh giá chứng cứ chứng minh nhãn hiệu nổi tiếng theo quy định tại Điều 75 của Luật Sở hữu trí tuệ.

Cơ sở pháp lý: khoản 2 Điều 77 Nghị định số 65/2023/NĐ-CP.

Làm thế nào để xác định một dấu hiệu bị nghi ngờ có phải là yếu tố xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu?

Cần phải so sánh dấu hiệu đó với nhãn hiệu. Đồng thời phải so sánh hàng hóa, dịch vụ mang dấu hiệu đó với hàng hóa, dịch vụ thuộc phạm vi bảo hộ. Chỉ có thể khẳng định có yếu tố xâm phạm khi đáp ứng cả hai điều kiện sau đây:

a) Dấu hiệu bị nghi ngờ trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với nhãn hiệu thuộc phạm vi bảo hộ.

Trong đó:

– Một dấu hiệu bị coi là trùng với nhãn hiệu thuộc phạm vi bảo hộ nếu có cùng cấu tạo và cách thức thể hiện.

– Một dấu hiệu bị coi là tương tự đến mức gây nhầm lẫn với nhãn hiệu thuộc phạm vi bảo hộ. Nếu có một số thành phần hoàn toàn trùng nhau hoặc tương tự đến mức không dễ dàng phân biệt với nhau về:

+ Cấu tạo;

+ Cách phát âm;

+ Phiên âm;

+ Ý nghĩa;

+ Cách trình bày;

+ Màu sắc đối với dấu hiệu nhìn thấy được;

+ Nhạc điệu;

+ Âm điệu đối với dấu hiệu âm thanh.

=> Và việc sử dụng dấu hiệu có khả năng gây nhầm lẫn cho người tiêu dùng về hàng hóa, dịch vụ mang nhãn hiệu.

b) Hàng hóa, dịch vụ mang dấu hiệu bị nghi ngờ trùng hoặc tương tự về:

+ Bản chất hoặc về chức năng, công dụng và có cùng kênh tiêu thụ với hàng hóa, dịch vụ thuộc phạm vi bảo hộ;

+ Hoặc có mối liên quan với nhau về bản chất hoặc chức năng hoặc phương thức thực hiện.

Cơ sở pháp lý: khoản 3 Điều 77 Nghị định số 65/2023/NĐ-CP.

Hành vi nào bị coi là hành vi xâm phạm nhãn hiệu?

Các hành vi sau đây được thực hiện mà không được phép của chủ sở hữu nhãn hiệu thì bị coi là hành vi xâm phạm nhãn hiệu:

  • Sử dụng dấu hiệu trùng với nhãn hiệu được bảo hộ cho hàng hoá, dịch vụ trùng với hàng hoá, dịch vụ thuộc danh mục đăng ký kèm theo nhãn hiệu đó;
  • Sử dụng dấu hiệu trùng với nhãn hiệu được bảo hộ cho hàng hoá, dịch vụ. Tương tự hoặc liên quan tới hàng hoá, dịch vụ thuộc danh mục đăng ký kèm theo nhãn hiệu đó. Nếu việc sử dụng có khả năng gây nhầm lẫn về nguồn gốc hàng hoá, dịch vụ;
  • Sử dụng dấu hiệu tương tự với nhãn hiệu được bảo hộ cho hàng hoá, dịch vụ trùng, tương tự. Hoặc liên quan tới hàng hoá, dịch vụ thuộc danh mục đăng ký kèm theo nhãn hiệu đó. Nếu việc sử dụng có khả năng gây nhầm lẫn về nguồn gốc hàng hoá, dịch vụ.
  • Sử dụng dấu hiệu trùng hoặc tương tự với nhãn hiệu nổi tiếng hoặc dấu hiệu dưới dạng:

+ Dịch nghĩa;

+ Phiên âm từ nhãn hiệu nổi tiếng cho hàng hoá, dịch vụ bất kỳ. Kể cả hàng hoá, dịch vụ không trùng, không tương tự và không liên quan tới hàng hoá, dịch vụ thuộc danh mục hàng hoá, dịch vụ mang nhãn hiệu nổi tiếng.

=> Nếu việc sử dụng có khả năng gây nhầm lẫn về nguồn gốc hàng hoá hoặc gây ấn tượng sai lệch về mối quan hệ giữa người sử dụng dấu hiệu đó với chủ sở hữu nhãn hiệu nổi tiếng.

Cơ sở pháp lý: khoản 1 Điều 129 Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005, sửa đổi bổ sung năm 2022.

Hành vi xâm phạm nhãn hiệu bị xử lý như thế nào?

a) Xử lý hành vi xâm phạm sở hữu trí tuệ bằng biện pháp dân sự

  • Buộc chấm dứt hành vi xâm phạm;
  • Buộc xin lỗi, cải chính công khai;
  • Buộc thực hiện nghĩa vụ dân sự;
  • Buộc bồi thường thiệt hại;
  • Buộc tiêu huỷ. Hoặc buộc phân phối. Hoặc đưa vào sử dụng không nhằm mục đích thương mại đối với:

+ Hàng hoá;

+ Nguyên liệu;

+ Vật liệu;

+ Và phương tiện được sử dụng chủ yếu để sản xuất, kinh doanh hàng hoá xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ.

=> Với điều kiện không làm ảnh hưởng đến khả năng khai thác quyền của chủ thể quyền sở hữu trí tuệ.

Cơ sở pháp lý: Điều 202 Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005, sửa đổi bổ sung năm 2022.

b) Xử lý hành vi xâm phạm sở hữu trí tuệ bằng biện pháp hành chính

  • Cảnh cáo;
  •  Phạt tiền: Mức tiền phạt được ấn định ít nhất bằng giá trị hàng hóa vi phạm đã phát hiện được. Và nhiều nhất không vượt quá năm lần giá trị hàng hóa vi phạm đã phát hiện được.
  • Ngoài ra, tùy theo tính chất mức độ xâm phạm, người xâm phạm còn có thể bị áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung như:

+ Tịch thu hàng hóa, nguyên vật liêu, phương tiện được sử dụng chủ yếu để sản xuất, kinh doanh hàng hóa xâm phạm nhãn hiệu

+ Đình chỉ có thời hạn hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực đã xảy ra vi phạm nhãn hiệu.

  • Người có hành vi xâm phạm nhãn hiệu còn phải thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả như sau:

+ Buộc tiêu huỷ, phân phối hoặc đưa vào lưu thông không nhằm mục đích thương mại. (Hàng hoá, nguyên vật liệu, phương tiện được sử dụng để sản xuất, kinh doanh hàng vi phạm). Với điều kiện không làm ảnh hưởng đến khả năng khai thác của chủ sở hữu nhãn hiệu.

+ Buộc đưa ra khỏi lãnh thổ Việt Nam đối với hàng hóa quá cảnh xâm phạm nhãn hiệu hoặc buộc tái xuất đối với hàng nhập khẩu xâm phạm nhãn hiệu.

Cơ sở pháp lý:

– Điều 214 Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005, sửa đổi bổ sung năm 2022.

– khoản 15, 16, 17 Điều 11 Nghị định 99/2013/NĐ-CP được sửa đổi bởi điểm d khoản 10 Điều 1 Nghị định 126/2021/NĐ-CP.

c) Xử lý hành vi xâm phạm sở hữu trí tuệ bằng biện pháp hình sự

Biện pháp hình sự rất hạn chế về phạm vi áp dụng. Chỉ những trường hợp xâm phạm nhãn hiệu theo quy định tại Điều 226 của Bộ luật hình sự thì mới bị xử lý hình sự.

Các hình thức xử lý gồm:

  • Phạt tiền;
  • Cải tạo không giam giữ;
  • Phạt tù;
  • Cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định có thời hạn đối với người phạm tội;
  • Đình chỉ hoạt động có thời hạn đối với pháp nhân thương mại;
  • Cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định hoặc cấm huy động vốn có thời hạn đối với pháp nhân thương mại.

Cơ sở pháp lý: Điều 226 của Bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017.

Contact Me on Zalo