MỤC LỤC
Hiện nay, dù muốn hay không thì doanh nghiệp hoạt động sản xuất, kinh doanh thực phẩm đều phải thực hiện khâu kiểm nghiệm sản phẩm trước khi công bố sản phẩm của mình ra thị trường. Đây được xem là một bước vô cùng quan trọng nhằm đảm bảo chất lượng đến tay người tiêu dùng. Trong bài viết dưới đây, Brandsvip sẽ cung cấp cho bạn những điều cần biết khi tiến hành kiểm nghiệm thực phẩm, để hoạt động kiểm nghiệm được diễn ra thuận lợi, nhanh chóng, chính xác nhất.
Căn cứ pháp lý
Luật An toàn thực phẩm 2010
Nghị định 178/2013/NĐ-CP
Kiểm nghiệm thực phẩm là gì?
Tại khoản 7 Điều 2 Luật An toàn thực phẩm 2010, quy định như sau:
Kiểm nghiệm thực phẩm là việc thực hiện một hoặc các hoạt động thử nghiệm, đánh giá sự phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật và tiêu chuẩn tương ứng đối với thực phẩm, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm, chất bổ sung vào thực phẩm, bao gói, dụng cụ, vật liệu chứa đựng thực phẩm.
Thời điểm cần phải tiến hành kiểm nghiệm thực phẩm
- Theo chế độ kiểm nghiệm thực phẩm định kỳ: 6 tháng lần/năm đối với sản phẩm của cơ sở có giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm.
- Doanh nghiệp kiểm nghiệm định kỳ 1 lần/năm đối với sản phẩm của các cơ sở chưa được cấp các chứng chỉ GMP, HACCP, ISO 22000.
Yêu cầu đối với việc kiểm nghiệm thực phẩm
Theo quy định tại Điều 45 Luật An toàn thực phẩm như sau:
1. Kiểm nghiệm thực phẩm được thực hiện trong các trường hợp sau đây:a) Theo yêu cầu của tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm hoặc tổ chức, cá nhân khác có liên quan;b) Phục vụ hoạt động quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm.Việc kiểm nghiệm thực phẩm phục vụ hoạt động quản lý nhà nước được thực hiện tại cơ sở kiểm nghiệm thực phẩm do Bộ trưởng Bộ quản lý ngành chỉ định.2. Việc kiểm nghiệm thực phẩm phải bảo đảm các yêu cầu sau đây:a) Khách quan, chính xác;b) Tuân thủ các quy định về chuyên môn kỹ thuật.
Vi phạm quy định về kiểm nghiệm thực phẩm bị xử phạt như thế nào?
Điều 28 Nghị định 178/2013/NĐ-CP, quy định mức xử phạt đối với hành vi vi phạm:
1. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:a) Đưa thông tin sai về năng lực kiểm nghiệm hoặc phạm vi được thừa nhận, chỉ định kiểm nghiệm phục vụ quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm của phòng kiểm nghiệm;b) Không thực hiện việc kiểm nghiệm, chế độ báo cáo theo quy định.2. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi cung cấp kết quả kiểm nghiệm sai sự thật.3. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:a) Đánh tráo hoặc giả mạo mẫu thực phẩm dùng để kiểm nghiệm phục vụ công tác quản lý nhà nước;b) Không thực hiện việc kiểm nghiệm nhưng vẫn cung cấp giấy chứng nhận kết quả phân tích, phiếu kết quả kiểm nghiệm;c) Sửa chữa, tẩy xóa làm sai lệch nội dung giấy chứng nhận kết quả phân tích, phiếu kết quả kiểm nghiệm hoặc các giấy tờ khác có liên quan đến kiểm nghiệm thực phẩm;d) Sử dụng giấy chứng nhận kết quả phân tích, phiếu kết quả kiểm nghiệm giả;đ) Cố ý làm sai kết quả kiểm nghiệm.
Tại sao cần phải kiểm nghiệm thực phẩm
- Có vai trò cực kỳ quan trọng là việc bắt buộc trong quá trình sản xuất;
- Kiểm nghiệm nguyên liệu để đánh giá nguyên liệu đầu vào có đạt chỉ tiêu chất lượng không;
- Kiểm nghiệm thành phẩm và bán thành phẩm nhằm khẳng định phương pháp sản xuất đã đạt tối ưu và đạt an toàn thực phẩm;
- Kết quả kiểm nghiệm thực phẩm chắc chắn thể hiện đặc điểm nổi trội của sản phẩm;
- Điều kiện để tiến hành công bố nguyễn liệu thực phẩm, thực phẩm nhập khẩu, thực phẩm sản xuất trong nước đều phải tiến hành kiểm nghiệm thực phẩm định kỳ.
Dịch vụ tư vấn kiểm nghiệm thực phẩm tại Brandsvip
Brandsvip chuyên cung cấp dịch vụ kiểm nghiệm sản phẩm, bao gồm các bước sau:
- Bước 1: Tư vấn đầy đủ các chỉ tiêu theo quy định để kiểm nghiệm thực phẩm định kỳ;
- Bước 2: Đại diện khách hàng mang mẫu sản phẩm đến trung tâm để kiểm nghiệm;
- Bước 3: Theo dõi kết quả kiểm nghiệm, thay mặt khách hàng nhận phiếu kết quả kiểm nghiệm;
- Bước 4: Giao tận nơi kết quả kiểm nghiệm cho khách hàng.