MỤC LỤC
Để hội đồng đánh giá hiểu rõ hơn về sản phẩm của mình, các chủ thể sẽ thuyết trình về sản phẩm OCOP dự thi. Đồng thời qua đó, chủ thể có thể nêu lên tâm huyết của mình đối với sản phẩm. Và có thể giới thiệu cho hội đồng đánh giá rõ hơn về nét đặc trưng sản phẩm của mình. Vậy thuyết trình như thế nào để lôi cuốn người nghe? Và cần thuyết trình những nội dung chính nào? Hy vọng bài viết sau đây của Brandsvip sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về vấn đề này.
Thuyết trình là gì?
Thuyết trình là trình bày bằng lời trước nhiều người nghe về một vấn đề nào đó. Nhằm cung cấp thông tin hoặc thuyết phục, gây ảnh hưởng đến người nghe.
Tầm quan trọng của kỹ năng thuyết trình về sản phẩm OCOP?
- Giúp mỗi người trở nên tự tin và lưu loát hơn trong việc truyền tải ý tưởng, nhờ đó người nghe có thể dễ dàng tiếp thu, hiểu và tạo ra sự tương tác tích cực.
- Tạo ấn tượng tốt với hội đồng đánh giá, từ đó có thể ảnh hưởng tốt đến kết quả sản phẩm.
- Mang lại lợi thế cạnh tranh cho ứng viên, gây ấn tượng với nhà hội đồng đánh giá về sản phẩm.
- Xây dựng được phong cách riêng của bản thân, tạo dựng hình ảnh thương hiệu cá nhân, giúp mỗi cá nhân trở nên nổi bật và dễ thu hút hơn.
- Kết nối được nhiều mối quan hệ có giá trị, bởi sự độc đáo, lưu loát trong việc trình bày một vấn đề khiến một người được tin tưởng và nhận được nhiều kết nối từ những người xung quanh hơn.
Các kỹ năng thuyết trình về sản phẩm OCOP?
1. Kỹ năng kết nối với khán giả
2. Kỹ năng kiểm soát giọng nói
3. Kỹ năng chuẩn bị bài thuyết trình
4. Kỹ năng kiểm soát căng thẳng và nỗi sợ
5. Kỹ năng quan sát
6. Kỹ năng xử lý và trả lời câu hỏi
7. Kỹ năng sử dụng ngôn ngữ cơ thể
Các lỗi thường gặp khi thuyết trình về sản phẩm OCOP?
- Đọc trước đám đông;
- Không xây dựng cấu trúc bày thuyết trình rõ ràng;
- Không sử dụng ngôn ngữ cơ thể;
- Sử dụng ngôn ngữ khó hiểu;
- Thiếu sự chuẩn bị.
Các nội dung chính thuyết trình sản phẩm OCOP?
Tùy theo yêu cầu của hội đồng đánh giá, nội dung thuyết trình có thể thay đổi. Tuy nhiên, phải đảm bảo một số nội dung chính sau:
1. Giới thiệu cơ bản về chủ thể
2. Câu chuyện sản phẩm và nét đặc trưng của sản phẩm
3. Nguồn nguyên liệu
4. Nguồn lao động
5. Quy trình sản xuất
6. Thị trường và hoạt động quảng bá sản phẩm,…
Hy vọng bài viết trên của Brandsvip- Đơn vị chuyên tư vấn về hồ sơ sản phẩm OCOP, sẽ hữu ích đến quý vị. Nếu quý vị có thắc mắc hãy liên hiệ ngay đến Brandsvip để được tư vấn và hỗ trợ.