Chương trình mỗi xã một sản phẩm – OCOP – phát huy tiềm năng và lợi thế của nông thôn

Chương trình OCOP phát triển tiềm năng và lợi thế của nông thôn

Trong những năm trở lại đây, hiệu quả việc thực hiện chương trình mỗi xã một sản phẩm – OCOP đối với nền kinh tế nông thôn có những tác động tích cực và vươn lên mạnh mẽ. Bên cạnh đó, còn giúp cho những giá trị văn hóa, truyền thống được gìn giữ và phát huy, tránh sự mai một theo thời gian. Vì thế, có thể khẳng định rằng: “Chương trình mỗi xã một sản phẩm – OCOP phát huy tiềm năng và lợi thế của nông thôn”. Tự hào là một trong những đơn vị tư vấn chuyên nghiệp, uy tín về hồ sơ các sản phẩm OCOP, Brandsvip hy vọng sẽ giúp quý vị hiểu rõ hơn về chương trình này thông qua bài viết sau.

Chương trình mỗi xã một sản phẩm - OCOP
Chương trình mỗi xã một sản phẩm – OCOP

Chương trình mỗi xã một sản phẩm – OCOP là gì?

Chương trình OCOP là chương trình phát triển kinh tế khu vực nông thôn theo hướng phát triển nội lực và gia tăng giá trị. Là giải pháp, nhiệm vụ trong triển khai thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới.

=> Trọng tâm của chương trình OCOP là phát triển sản phẩm nông nghiệp, phi nông nghiệp, dịch vụ có lợi thế ở mỗi địa phương theo chuỗi giá trị, do các thành phần kinh tế tư nhân (doanh nghiệp, hộ sản xuất) và kinh tế tập thể thực hiện.

Vai trò và ý nghĩa của chương trình mỗi xã một sản phẩm – OCOP?

  • Phát huy tiềm năng, lợi thế và nền kinh tế địa phương;
  • Bảo tồn các giá trị văn hóa và truyền thống tốt đẹp;
  • Thúc đẩy sự phát triển bền vững và bảo vệ nguồn tài nguyên;
  • Khuyến khích sự cải tiến và sáng tạo theo hướng tích cực;
  • Tạo cơ hội cho việc tiếp cận thị trường rộng lớn và điều kiện thuận lợi cho xuất khẩu.

Chủ thể đăng ký tham gia chương trình mỗi xã một sản phẩm – OCOP?

Chủ thể đăng ký tham gia gồm:

  • Hộ gia đình có đăng ký kinh doanh;
  • Trang trại, tổ hợp tác (có giấy đăng ký kinh doanh của tổ trưởng);
  • Hợp tác xã;
  • Doanh nghiệp tư nhân, công ty TNHH, công ty cổ phần thuộc nhóm doanh nghiệp vừa và nhỏ.

Cơ sở pháp lý: Phụ lục III, Quyết định số 148/QĐ-TTg ngày 24 tháng 02 năm năm 2023.

Sản phẩm, dịch vụ đăng ký thi OCOP gồm những nhóm nào?

Sản phẩm đăng ký thi phải thuộc trong nhóm 06 sản phẩm:

1. Sản phẩm thực phẩm:

  • Thực phẩm tươi sống;
  • Thực phẩm thô, sơ chế;
  • Thực phẩm chế biến;
  • Gia vị;
  • Chè;
  • Cà phê, ca cao.

2. Sản phẩm đồ uống:

  • Đồ uống có cồn;
  • Đồ uống không có cồn.

3. Sản phẩm dược liệu và sản phẩm từ dược liệu:

  • Thực phẩm chức năng, thuốc dược liệu, thuốc Y học cổ truyền;
  • Mỹ phẩm có thành phần từ thảo dược;
  • Tinh dầu và thảo dược khác.

4. Sản phẩm thủ công mỹ nghệ:

  • Thủ công mỹ nghệ gia dụng, trang trí;
  • Vải, may mặc.

5. Sản phẩm sinh vật cảnh:

  • Hoa;
  • Cây cảnh;
  • Động vật cảnh;

6. Sản phẩm du lịch cộng đồng, du lịch sinh thái và điểm du lịch.

Cơ sở pháp lý: điểm a khoản 1 Điều 1 và Phụ lục III, Quyết định số 148/QĐ-TTg ngày 24 tháng 02 năm năm 2023.

Phân hạng sản phẩm OCOP?

Sản phẩm OCOP phân làm 5 hạng:

  • Hạng 1 sao: Tổng điểm trung bình đạt dưới 30 điểm. Là sản phẩm sơ khai, chưa được hình thành trong thương mại.
  • Hạng 2 sao: Tổng điểm trung bình đạt từ trên 30 đến dưới 50 điểm. Sản phẩm được sản xuất, bước đầu hình thành chất lượng cụ thể.
  • Hạng 3 sao: Tổng điểm trung bình đạt từ trên 50 đến dưới 70 điểm. Là sản phẩm có đặc thù, được quản lý và thương mại ổn định.
  • Hạng 4 sao: Tổng điểm trung bình đạt từ trên 70 đến dưới 90 điểm. Là sản phẩm đặc trưng, đáp ứng yêu cầu về chất lượng, tiếp cận thị trường tốt.
  • Hạng 5 sao: Tổng điểm trung bình đạt từ trên 90 đến 100 điểm. Là sản phẩm đặc trưng, tiêu chuẩn chất lượng cao và hội tụ điều kiện để xuất khẩu.

Cơ sở pháp lý: Khoản 2 Điều 1, Quyết định số 148/QĐ-TTg ngày 24 tháng 02 năm năm 2023.

Brandsvip đơn vị uy tín chuyên tư vấn và hỗ trợ làm hồ sơ sản phẩm OCOP:

-Các tiêu chí đánh giá về sức mạnh cộng đồng:

  • Tổ chức sản xuất;
  • Phát triển sản phẩm;
  • Sức mạnh cộng đồng.

-Các tiêu chí đánh giá về khả năng tiếp thị:

  • Tiếp thị;
  • Câu chuyện về sản phẩm.

-Các tiêu chí đánh giá về chất lượng:

  • Chỉ tiêu cảm quan;
  • Dinh dưỡng;
  • Tính độc đáo sản phẩm;
  • Tiêu chuẩn sản phẩm;
  • Truy xuất nguồn gốc sản phẩm
  • Kế hoạch kiểm soát chất lượng sản phẩm;
  • Hồ sơ lô sản xuất;
  • Khả năng xuất khẩu và phân phối tại thị trường quốc tế;…

Một số sản phẩm đạt chứng nhận OCOP 4 sao do Brandsvip tư vấn:

  • Gạo lứt Ấn Trà – Công ty TNHH Nông lâm nghiệp TBT;
  • Tinh dầu quế – Công ty TNHH Hương quế Trà Bồng;
  • Nấm Linh Chi Giang Phong – Hợp tác xã sản xuất và kinh doanh Nấm Đức Nhuận;
  • Cà vạt thổ cẩm Y Hòa – Hộ kinh doanh Phạm Thị Y Hòa;…
Một số sản phẩm đạt chứng nhận OCOP 4 sao do Brandsvip tư vấn
Một số sản phẩm đạt chứng nhận OCOP 4 sao do Brandsvip tư vấn
Contact Me on Zalo