Quyền lợi và nghĩa vụ của chủ tịch hội đồng quản trị công ty cổ phần

QUYỀN LỢI VÀ NGHĨA VỤ CỦA CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ CÔNG TY CỔ PHẦN

Chủ tịch hội đồng quản trị công ty cổ phần là gì? Quyền và nghĩa vụ được quy định như thế nào? Mời quý vị cùng tìm hiểu bà viết sau của Brandsvip nhé.

QUYỀN LỢI VÀ NGHĨA VỤ CỦA CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ CÔNG TY CỔ PHẦN
QUYỀN LỢI VÀ NGHĨA VỤ CỦA CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ CÔNG TY CỔ PHẦN

Công ty cổ phần là gì?

Công ty cổ phần là doanh nghiệp, trong đó:

  • Vốn điều lệ được chia thành nhiều phần bằng nhau gọi là cổ phần;
  • Cổ đông có thể là tổ chức, cá nhân. Số lượng cổ đông tối thiểu là 03 và không hạn chế số lượng tối đa;
  • Cổ đông chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã góp vào doanh nghiệp;
  • Cổ đông có quyền tự do chuyển nhượng cổ phần của mình cho người khác. Trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 120 và khoản 1 Điều 127 của Luật Doanh nghiệp năm 2020.

Cơ sở pháp lý: Điều 111 Luật Doanh nghiệp năm 2020.

Hội đồng quản trị (HĐQT) công ty cổ phần là gì?

Hội đồng quản trị (HĐQT) là cơ quan quản lý công ty, có toàn quyền nhân danh công ty để quyết định, thực hiện quyền và nghĩa vụ của công ty. Trừ các quyền và nghĩa vụ thuộc thẩm quyền của Đại hội đồng cổ đông.

Cơ sở pháp lý: Điều 153 Luật Doanh nghiệp năm 2020.

Chủ tịch hội đồng quản trị là ai?

  • Chủ tịch Hội đồng quản trị là cá nhân do HĐQT bầu từ một trong số các thành viên. Là người quản lý công ty có thẩm quyền nhân danh công ty ký kết giao dịch của công ty theo quy định tại Điều lệ công ty.
  • Chủ tịch HĐQT được bầu trong cuộc họp đầu tiên của HĐQT trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày kết thúc bầu cử Hội đồng quản trị đó.
  • Chủ tịch HĐQT do Hội đồng quản trị bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm trong số các thành viên Hội đồng quản trị.
  • Do Chủ tịch HĐQT là thành viên của HĐQT. Nên nhiệm kỳ của Chủ tịch HĐQT được xác định theo nhiệm kỳ của thành viên HĐQT. Không quá 05 năm và có thể được bầu lại không hạn chế về số nhiệm kỳ.

Cơ sở pháp lý: Điều 156 Luật Doanh nghiệp năm 2020.

Chủ tịch hội đồng quản trị có thể là giám đốc, tổng giám đốc không?

Chủ tịch HĐQT công ty cổ phần có thể kiêm Giám đốc hoặc Tổng giám đốc công ty. Trừ các trường hợp sau:
+ Công ty cổ phần do Nhà nước nắm giữ trên 50% tổng số phiếu biểu quyết;
+ Điều lệ công ty và pháp luật về chứng khoán không có quy định khác.

Cơ sở pháp lý: Điều 156 Luật Doanh nghiệp năm 2020.

Quyền và nghĩa vụ của chủ tịch hội đồng quản trị công ty cổ phần?

  • Lập chương trình, kế hoạch hoạt động của HĐQT;
  • Chuẩn bị chương trình, nội dung, tài liệu phục vụ cuộc họp. Triệu tập, chủ trì và làm chủ tọa cuộc họp HĐQT;
  • Tổ chức việc thông qua nghị quyết, quyết định của Hội đồng quản trị;
  • Giám sát quá trình tổ chức thực hiện các nghị quyết, quyết định của Hội đồng quản trị;
  • Chủ tọa cuộc họp Đại hội đồng cổ đông;
  • Quyền và nghĩa vụ khác theo quy định của Luật này và Điều lệ công ty.

Cơ sở pháp lý: khoản 3 Điều 156 Luật Doanh nghiệp năm 2020.

Người thực hiện quyền và nghĩa vụ trong trường hợp chủ tịch hội đồng quản trị vắng mặt

  • Trường hợp 1:

Trường hợp Chủ tịch HĐQT vắng mặt hoặc không thể thực hiện được nhiệm vụ của mình. Thì phải ủy quyền bằng văn bản cho một thành viên khác thực hiện quyền và nghĩa vụ của Chủ tịch HĐQT theo nguyên tắc quy định tại Điều lệ công ty.

  • Trường hợp 2:

Trường hợp không có người được ủy quyền hoặc Chủ tịch HĐQT:

+ Chết;

+ Mất tích;

+ Bị tạm giam, đang chấp hành hình phạt tù;

+ Đang chấp hành biện pháp xử lý hành chính tại cơ sở cai nghiện bắt buộc, cơ sở giáo dục bắt buộc;

+ Trốn khỏi nơi cư trú;

+ Bị hạn chế hoặc mất năng lực hành vi dân sự. Có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi;

+ Bị Tòa án cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định.

=> Thì các thành viên còn lại bầu một người trong số các thành viên giữ chức Chủ tịch HĐQT. Theo nguyên tắc đa số thành viên còn lại tán thành cho đến khi có quyết định mới của HĐQT.

Cơ sở pháp lý: khoản 4 Điều 156 Luật Doanh nghiệp năm 2020.

Nhiệm vụ triệu tập cuộc họp hội đồng quản trị?

Chủ tịch HĐQT phải triệu tập họp Hội đồng quản trị khi xét thấy cần thiết. Chủ tịch HĐQT phải triệu tập họp Hội đồng quản trị khi có một trong các trường hợp sau đây:

+ Có đề nghị của Ban kiểm soát hoặc thành viên độc lập;
+ Có đề nghị của Giám đốc hoặc Tổng giám đốc hoặc ít nhất 05 người quản lý khác;
+ Có đề nghị của ít nhất 02 thành viên điều hành của Hội đồng quản trị;
+ Các trường hợp khác do Điều lệ công ty quy định.

  • Theo đó, các Đề nghị phải được lập thành văn bản, trong đó nêu rõ mục đích, vấn đề cần thảo luận và quyết định thuộc thẩm quyền của Hội đồng quản trị.

Lưu ý:

  • Chủ tịch HĐQT phải triệu tập họp HĐQT trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đề nghị nêu trên. Trường hợp Chủ tịch không triệu tập họp HĐQT theo đề nghị thì Chủ tịch phải chịu trách nhiệm về những thiệt hại xảy ra đối với công ty.
  • Chủ tịch HĐQT hoặc người triệu tập họp HĐQT phải gửi thông báo mời họp chậm nhất 03 ngày làm việc trước ngày họp nếu Điều lệ công ty không có quy định khác. Thông báo mời họp phải bao gồm các nội dung sau đây:
    + Thời gian và địa điểm họp;
    + Chương trình, các vấn đề thảo luận và quyết định;
    + Tài liệu sử dụng tại cuộc họp;
    + Phiếu biểu quyết của thành viên.

Cơ sở pháp lý: Điều 157 Luật Doanh nghiệp năm 2020.

Ai có quyền bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm chủ tịch hội đồng quản trị?

Chủ tịch HĐQT do Hội đồng quản trị bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm trong số các thành viên HĐQT.

Cơ sở pháp lý: khoản 1 Điều 156 Luật Doanh nghiệp năm 2020.

Dịch vụ tư vấn pháp luật liên quan đến công ty cổ phần của Brandsvip

  • Tư vấn, chuẩn bị hồ sơ, thay mặt khách hàng thực hiện các thủ tục với cơ quan nhà nước để thành lập công ty cổ phần.
  • Tư vấn, chuẩn bị hồ sơ thực hiện thủ tục góp vốn thành lập công ty cổ phần.
  • Tư vấn, chuẩn bị hồ sơ thực hiện thay đổi đăng ký kinh doanh công ty cổ phần.
  • Tư vấn, chuẩn bị hồ sơ thực hiện chuyển nhượng phần vốn góp trong công ty cổ phần.
  • Tư vấn, chuẩn bị hồ sơ, thay mặt khách hàng thực hiện các thủ tục với cơ quan nhà nước để chuyển nhượng vốn, thay đổi tỷ lệ sở hữu vốn trong công ty cổ phần.
  • Một số hoạt động tư vấn khác.
Contact Me on Zalo