MỤC LỤC
Hiện nay, nông nghiệp là một ngành kinh tế quan trọng. Với mục tiêu cải thiện chất lượng sản phẩm nông nghiệp và đáp ứng nhu cầu của thị trường, nhiều nhà sản xuất đang chuyển sang áp dụng các tiêu chuẩn VietGap trong sản xuất. Tuy nhiên, để đạt được chứng nhận VietGap không phải là dễ dàng. Vì vậy, để hiểu rõ hơn chứng nhận VietGap là gì? Được áp dụng trong những lĩnh vực nào? Mời bạn đọc tham khảo bài viết dưới đây.
Chứng nhận VietGap là gì?
Thực hành sản xuất nông nghiệp tốt là tập hợp các tiêu chí do tổ chức, quốc gia, nhóm quốc gia ban hành hướng dẫn người sản xuất áp dụng nhằm bảo đảm chất lượng, an toàn thực phẩm, truy xuất nguồn gốc sản phẩm, bảo vệ môi trường và sức khỏe, an sinh xã hội cho người lao động;
Chứng nhận Vietgap là hoạt động đánh giá, xác nhận của tổ chức chứng nhận VietGAP đối với sản phẩm được sản xuất phù hợp với VietGAP.
Các lĩnh vực áp dụng chứng nhận VietGap tại Quảng Ngãi
- Lĩnh vực chăn nuôi
- Lĩnh vực trồng trọt
- Lĩnh vực thuỷ sản
Điều kiện để được cấp giấy chứng nhận VietGap tại Quảng Ngãi.
- Phải tuân thủ các tiêu chuẩn kỹ thuật được quy định bởi VietGap.
- Phải bảo đảm chất lượng nông sản đạt yêu cầu về an toàn thực phẩm, chất lượng và kỹ thuật.
- Phải bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm cho sản phẩm nông nghiệp của mình.
- Tiêu chuẩn về môi trường làm việc, nhằm ngăn chặn lạm dụng sức lao động của nông dân.
- Truy tìm nguồn gốc sản phẩm.
Lợi ích khi đạt giấy chứng nhận VietGap tại Quảng Ngãi
- Làm tăng sự tin tưởng của khách hàng đối với thực phẩm an toàn;
- Bảo vệ người tiêu dùng trước nguy cơ thực phẩm mất an toàn, ảnh hưởng không tốt đến sức khoẻ.
- Giúp nhà sản xuất phản ứng kịp thời hơn các vấn đề trong sản xuất liên quan đến ATTP.
- Tạo lợi thế cạnh tranh, nâng cao thương hiệu của nhà sản xuất, chế biến phân phối
- Bảo vệ môi trường và truy nguyên nguồn gốc sản xuất
- Tạo sự liên kết chặt chẽ giữa người nông dân, các doanh nghiệp.
Quy trình tư vấn cấp Giấy chứng nhận VietGap tại Quảng Ngãi.
- Bước 1: Tiếp nhận thông tin đăng ký dịch vụ tư vấn VietGap từ quý khách hàng.
- Bước 2: Trao đổi với khách hàng, báo giá và ký hợp đồng
- Bước 3: Lập kế hoạch quy trình thực hiện
- Bước 4: Đánh giá quy trình sản xuất, sơ chế sản phẩm tại doanh nghiệp
- Bước 5: Đánh giá mức độ phù hợp quy trình sản xuất, sơ chế sản phẩm tại doanh nghiệp
- Bước 6: Thay mặt khách hàng thực hiện hồ sơ và thủ tục đăng ký chứng nhận
- Bước 7: Thay mặt khách hàng nhận và bàn giao cho khách hàng.