Vì nhu cầu hoạt động có thể thay đổi vốn điều lệ sau khi được cấp chứng nhận đăng ký doanh nghiệp không? Việc tăng, giảm vốn điều lệ tại Quảng Ngãi được quy định như thế nào? Mời quý vị cùng Brandsvip cùng tìm hiểu bài viết sau nhé.
Vốn điều lệ là gì?
Vốn điều lệ là tổng giá trị tài sản do các thành viên công ty, chủ sở hữu công ty đã góp hoặc cam kết góp khi thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh. Là tổng mệnh giá cổ phần đã bán hoặc được đăng ký mua khi thành lập công ty cổ phần.
Cơ sở pháp lý: khoản 34 Điều 4 Luật Doanh nghiệp năm 2020.
Trường hợp tăng, giảm vốn điều lệ tại Quảng Ngãi
Tăng, giảm vốn điều lệ tại Quảng Ngãi đối với công ty TNHH hai thành viên trở lên:
Vốn điều lệ công ty TNHH hai thành viên trở lên là gì?
Vốn điều lệ của công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên khi đăng ký thành lập doanh nghiệp là tổng giá trị phần vốn góp của các thành viên cam kết góp và ghi trong Điều lệ công ty.
Cơ sở pháp lý: khoản 1 Điều 47 Luật Doanh nghiệp năm 2020.
Trường hợp thay đổi vốn điều lệ công ty TNHH hai thành viên trở lên?
Điều 68. Tăng, giảm vốn điều lệ1. Công ty có thể tăng vốn điều lệ trong trường hợp sau đây:a) Tăng vốn góp của thành viên;b) Tiếp nhận thêm vốn góp của thành viên mới.2. Trường hợp tăng vốn góp của thành viên thì vốn góp thêm được chia cho các thành viên theo tỷ lệ tương ứng với phần vốn góp của họ trong vốn điều lệ công ty. Thành viên có thể chuyển nhượng quyền góp vốn của mình cho người khác theo quy định tại Điều 52 của Luật này. Trường hợp có thành viên không góp hoặc chỉ góp một phần phần vốn góp thêm thì số vốn còn lại của phần vốn góp thêm của thành viên đó được chia cho các thành viên khác theo tỷ lệ tương ứng với phần vốn góp của họ trong vốn điều lệ công ty nếu các thành viên không có thỏa thuận khác.3. Công ty có thể giảm vốn điều lệ trong trường hợp sau đây:a) Hoàn trả một phần vốn góp cho thành viên theo tỷ lệ phần vốn góp của họ trong vốn điều lệ của công ty nếu đã hoạt động kinh doanh liên tục từ 02 năm trở lên kể từ ngày đăng ký thành lập doanh nghiệp và bảo đảm thanh toán đủ các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác sau khi đã hoàn trả cho thành viên;b) Công ty mua lại phần vốn góp của thành viên theo quy định tại Điều 51 của Luật này;c) Vốn điều lệ không được các thành viên thanh toán đầy đủ và đúng hạn theo quy định tại Điều 47 của Luật này.4. Trừ trường hợp quy định tại điểm c khoản 3 Điều này, trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày việc tăng hoặc giảm vốn điều lệ đã được thanh toán xong, công ty phải thông báo bằng văn bản về tăng, giảm vốn điều lệ đến Cơ quan đăng ký kinh doanh. Thông báo phải bao gồm các nội dung chủ yếu sau đây:a) Tên, địa chỉ trụ sở chính, mã số doanh nghiệp;b) Vốn điều lệ, số vốn đã tăng hoặc giảm;c) Thời điểm và hình thức tăng hoặc giảm vốn;d) Họ, tên, chữ ký của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp.5. Kèm theo thông báo quy định tại khoản 4 Điều này phải gồm nghị quyết, quyết định và biên bản họp của Hội đồng thành viên; trường hợp giảm vốn điều lệ theo quy định tại điểm a và điểm b khoản 3 Điều này, phải có thêm báo cáo tài chính gần nhất.6. Cơ quan đăng ký kinh doanh cập nhật thông tin về việc tăng hoặc giảm vốn điều lệ trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được thông báo.
– Công ty TNHH hai thành viên trở lên có thể tăng vốn điều lệ trong trường hợp sau đây:
+ Tăng vốn góp của thành viên;
+ Tiếp nhận thêm vốn góp của thành viên mới.
– Công ty TNHH hai thành viên trở lên có thể giảm vốn điều lệ trong trường hợp sau đây:
+ Hoàn trả một phần vốn góp cho thành viên theo tỷ lệ phần vốn góp của họ trong vốn điều lệ của công ty. Nếu đã hoạt động kinh doanh liên tục từ 02 năm trở lên kể từ ngày đăng ký thành lập doanh nghiệp. Và bảo đảm thanh toán đủ các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác sau khi đã hoàn trả cho thành viên;
+ Công ty mua lại phần vốn góp của thành viên. Theo quy định tại Điều 51 của Luật Doanh nghiệp 2020;
+ Vốn điều lệ không được các thành viên thanh toán đầy đủ và đúng hạn. Theo quy định tại Điều 47 của Luật Doanh nghiệp 2020.
Cơ sở pháp lý: Điều 68 Luật Doanh nghiệp năm 2020.
Tăng, giảm vốn điều lệ tại Quảng Ngãi đối với công ty TNHH một thành viên:
Vốn điều lệ công ty TNHH một thành viên là gì?
Vốn điều lệ của công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên khi đăng ký thành lập doanh nghiệp là tổng giá trị tài sản do chủ sở hữu công ty cam kết góp và ghi trong Điều lệ công ty.
Cơ sở pháp lý: khoản 1 Điều 75 Luật Doanh nghiệp năm 2020.
Trường hợp thay đổi vốn điều lệ công ty TNHH một thành viên?
Điều 87. Tăng, giảm vốn điều lệ1. Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên tăng vốn điều lệ thông qua việc chủ sở hữu công ty góp thêm vốn hoặc huy động thêm vốn góp của người khác. Chủ sở hữu công ty quyết định hình thức tăng và mức tăng vốn điều lệ.2. Trường hợp tăng vốn điều lệ bằng việc huy động thêm phần vốn góp của người khác, công ty phải tổ chức quản lý theo loại hình công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên hoặc công ty cổ phần. Việc tổ chức quản lý công ty được thực hiện như sau:a) Trường hợp tổ chức quản lý theo loại hình công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên thì công ty phải thông báo thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày hoàn thành việc thay đổi vốn điều lệ;b) Trường hợp chuyển đổi thành công ty cổ phần thì công ty thực hiện theo quy định tại Điều 202 của Luật này.3. Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên giảm vốn điều lệ trong trường hợp sau đây:a) Hoàn trả một phần vốn góp cho chủ sở hữu công ty nếu công ty đã hoạt động kinh doanh liên tục từ 02 năm trở lên kể từ ngày đăng ký thành lập doanh nghiệp và bảo đảm thanh toán đủ các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác sau khi đã hoàn trả phần vốn góp cho chủ sở hữu công ty;b) Vốn điều lệ không được chủ sở hữu công ty thanh toán đầy đủ và đúng hạn theo quy định tại Điều 75 của Luật này.
– Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên tăng vốn điều lệ thông qua việc chủ sở hữu công ty góp thêm vốn hoặc huy động thêm vốn góp của người khác. Chủ sở hữu công ty quyết định hình thức tăng và mức tăng vốn điều lệ.
– Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên giảm vốn điều lệ trong trường hợp sau đây:
+ Hoàn trả một phần vốn góp cho chủ sở hữu công ty nếu công ty đã hoạt động kinh doanh liên tục từ 02 năm trở lên kể từ ngày đăng ký thành lập doanh nghiệp. Và bảo đảm thanh toán đủ các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác sau khi đã hoàn trả phần vốn góp cho chủ sở hữu công ty;
+ Vốn điều lệ không được chủ sở hữu công ty thanh toán đầy đủ và đúng hạn. Theo quy định tại Điều 75 của Luật Doanh nghiệp 2020.
Cơ sở pháp lý: Điều 87 Luật Doanh nghiệp năm 2020.
Thay đổi vốn điều lệ tại Quảng Ngãi đối với công ty cổ phần:
Vốn điều lệ công ty cổ phần là gì?
Vốn điều lệ của công ty cổ phần là tổng mệnh giá cổ phần các loại đã bán. Vốn điều lệ của công ty cổ phần khi đăng ký thành lập doanh nghiệp là tổng mệnh giá cổ phần các loại đã được đăng ký mua và được ghi trong Điều lệ công ty.
Cơ sở pháp lý: khoản 1 Điều 112 Luật Doanh nghiệp năm 2020.
Trường hợp thay đổi vốn điều lệ công ty cổ phần?
– Công ty cổ phần có thể tăng vốn điều lệ bằng cách chào bán cồ phần.
Điều 123. Chào bán cổ phần2. Chào bán cổ phần có thể thực hiện theo các hình thức sau đây:a) Chào bán cổ phần cho cổ đông hiện hữu;b) Chào bán cổ phần riêng lẻ;c) Chào bán cổ phần ra công chúng.
– Công ty cổ phần có thể giảm vốn điều lệ trong trường hợp sau đây:
+ Theo quyết định của Đại hội đồng cổ đông. Công ty hoàn trả một phần vốn góp cho cổ đông theo tỷ lệ sở hữu cổ phần của họ trong công ty nếu công ty đã hoạt động kinh doanh liên tục từ 02 năm trở lên kể từ ngày đăng ký thành lập doanh nghiệp. Và bảo đảm thanh toán đủ các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác sau khi đã hoàn trả cho cổ đông;
+ Công ty mua lại cổ phần đã bán. Theo quy định tại Điều 132 và Điều 133 của Luật Doanh nghiệp 2020;
+ Vốn điều lệ không được các cổ đông thanh toán đầy đủ và đúng hạn. Theo quy định tại Điều 113 của Luật Doanh nghiệp 2020.
Cơ sở pháp lý: Điều 123; Điều 132; Điều 133 Luật Doanh nghiệp năm 2020.
Tăng, giảm vốn điều lệ tại Quảng Ngãi đối với công ty hợp danh:
Vốn điều lệ công ty hợp danh là gì?
Vốn điều lệ của công ty hợp danh là tổng giá trị tài sản do các thành viên công ty đã góp hoặc cam kết góp khi thành lập công ty hợp danh.
Trường hợp thay đổi vốn điều lệ công ty hợp danh?
– Công ty hợp danh có thể tăng vốn điều lệ thông qua việc:
+ Tiếp nhận thêm thành viên hợp danh
+ hoặc tiếp nhận thành viên góp vốn.
– Công ty hợp danh có thể giảm vốn điều lệ thông qua việc chấm dứt tư cách thành viên hợp danh.
Cơ sở pháp lý: Điều 177; Điều 178; Điều 185 Luật Doanh nghiệp năm 2020.