MỤC LỤC
- 1 Hộ kinh doanh là gì?
- 2 Ai có quyền đăng ký thành lập hộ kinh doanh?
- 3 Ngành nghề kinh doanh là gì?
- 4 Khi thành lập hộ kinh doanh được đăng ký bao nhiêu ngành nghề?
- 5 Hồ sơ đăng ký thành lập hộ kinh doanh?
- 6 Thời gian đăng ký thành lập hộ kinh doanh mất bao lâu?
- 7 Dịch vụ tư vấn thành lập hộ kinh tại Brandsvip
Hiện nay, mô hình hộ kinh doanh dần trở nên phổ biến tại Việt Nam. Vậy, hộ kinh doanh là gì? Việc đăng ký ngành nghề kinh doanh khi thành lập hộ kinh doanh có bị giới hạn về số lượng hay không? Mời quý vị cùng Brandsvip tìm hiểu bài viết sau nhé.
Hộ kinh doanh là gì?
- Hộ kinh doanh do một cá nhân hoặc các thành viên hộ gia đình đăng ký thành lập và chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình đối với hoạt động kinh doanh của hộ.
- Trường hợp các thành viên hộ gia đình đăng ký hộ kinh doanh thì ủy quyền cho một thành viên làm đại diện hộ kinh doanh.
- Cá nhân đăng ký hộ kinh doanh, người được các thành viên hộ gia đình ủy quyền làm đại diện hộ kinh doanh là chủ hộ kinh doanh.
Cơ sở pháp lý: khoản 1 Điều 79 nghị định 01/2021/NĐ-CP.
Ai có quyền đăng ký thành lập hộ kinh doanh?
Cá nhân, thành viên hộ gia đình là công dân Việt Nam có năng lực hành vi dân sự đầy đủ theo quy định của Bộ luật Dân sự có quyền thành lập hộ kinh doanh. Trừ các trường hợp sau đây:
- Người chưa thành niên, người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự. Người bị mất năng lực hành vi dân sự. Người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi.
- Người đang bị:
+ Truy cứu trách nhiệm hình sự;
+ Bị tạm giam;
+ Đang chấp hành hình phạt tù;
+ Đang chấp hành biện pháp xử lý hành chính tại cơ sở cai nghiện bắt buộc, cơ sở giáo dục bắt buộc;
+ Hoặc đang bị Tòa án cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định.
- Các trường hợp khác theo quy định của pháp luật có liên quan.
Lưu ý:
- Cá nhân, thành viên hộ gia đình chỉ được đăng ký một hộ kinh doanh trong phạm vi toàn quốc và được quyền góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp trong doanh nghiệp với tư cách cá nhân.
- Cá nhân, thành viên hộ gia đình đăng ký hộ kinh doanh không được đồng thời là chủ doanh nghiệp tư nhân, thành viên hợp danh của công ty hợp danh trừ trường hợp được sự nhất trí của các thành viên hợp danh còn lại.
Cơ sở pháp lý: Điều 80 Nghị định 01/2021/NĐ-CP.
Ngành nghề kinh doanh là gì?
Điều 7. Ghi ngành, nghề kinh doanh1. Khi đăng ký thành lập doanh nghiệp, khi thông báo bổ sung, thay đổi ngành, nghề kinh doanh hoặc khi đề nghị cấp đổi sang Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, người thành lập doanh nghiệp hoặc doanh nghiệp lựa chọn ngành kinh tế cấp bốn trong Hệ thống ngành kinh tế Việt Nam để ghi ngành, nghề kinh doanh trong Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp, Thông báo thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp hoặc giấy đề nghị cấp đổi sang Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Cơ quan đăng ký kinh doanh hướng dẫn, đối chiếu và ghi nhận ngành, nghề kinh doanh của doanh nghiệp vào Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.2. Nội dung cụ thể của ngành kinh tế cấp bốn quy định tại khoản 1 Điều này thực hiện theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ ban hành Hệ thống ngành kinh tế Việt Nam.3. Đối với những ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện được quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật khác thì ngành, nghề kinh doanh được ghi theo ngành, nghề quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật đó.4. Đối với những ngành, nghề kinh doanh không có trong Hệ thống ngành kinh tế Việt Nam nhưng được quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật khác thì ngành, nghề kinh doanh được ghi theo ngành, nghề quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật đó.5. Đối với những ngành, nghề kinh doanh không có trong Hệ thống ngành kinh tế Việt Nam và chưa được quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật khác thì Cơ quan đăng ký kinh doanh xem xét ghi nhận ngành, nghề kinh doanh này vào Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp nếu không thuộc ngành, nghề cấm đầu tư kinh doanh, đồng thời thông báo cho Bộ Kế hoạch và Đầu tư (Tổng cục Thống kê) để bổ sung ngành, nghề kinh doanh mới.6. Trường hợp doanh nghiệp có nhu cầu ghi ngành, nghề kinh doanh chi tiết hơn ngành kinh tế cấp bốn thì doanh nghiệp lựa chọn một ngành kinh tế cấp bốn trong Hệ thống ngành kinh tế Việt Nam, sau đó ghi chi tiết ngành, nghề kinh doanh của doanh nghiệp dưới ngành cấp bốn nhưng phải đảm bảo ngành, nghề kinh doanh chi tiết của doanh nghiệp phù hợp với ngành cấp bốn đã chọn. Trong trường hợp này, ngành, nghề kinh doanh của doanh nghiệp là ngành, nghề kinh doanh chi tiết doanh nghiệp đã ghi.7. Việc ghi ngành, nghề kinh doanh quy định tại khoản 3, khoản 4 Điều này thực hiện theo quy định tại khoản 6 Điều này, trong đó, ngành, nghề kinh doanh chi tiết được ghi theo ngành, nghề quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật chuyên ngành.8. Việc quản lý nhà nước đối với ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện, ngành, nghề tiếp cận thị trường có điều kiện đối với nhà đầu tư nước ngoài và kiểm tra việc chấp hành điều kiện kinh doanh của doanh nghiệp thuộc thẩm quyền của cơ quan chuyên ngành theo quy định của pháp luật chuyên ngành.
Ngành nghề kinh doanh là lĩnh vực cụ thể mà doanh nghiệp thực hiện hoạt động kinh doanh của mình. Doanh nghiệp có nghĩa vụ thực hiện việc đăng ký kinh doanh đúng và phù hợp với lĩnh vực hoạt động. Và không trái với quy định của pháp luật.
Cơ sở pháp lý: Điều 7 Nghị định 01/2021/NĐ-CP.
Khi thành lập hộ kinh doanh được đăng ký bao nhiêu ngành nghề?
Điều 89. Ngành, nghề kinh doanh của hộ kinh doanh1. Khi đăng ký thành lập, đăng ký thay đổi nội dung đăng ký hộ kinh doanh, hộ kinh doanh ghi ngành, nghề kinh doanh trên Giấy đề nghị đăng ký hộ kinh doanh, Thông báo thay đổi nội dung đăng ký hộ kinh doanh. Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện ghi nhận thông tin về ngành, nghề kinh doanh trên Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh.2. Hộ kinh doanh được quyền kinh doanh ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện kể từ khi có đủ điều kiện theo quy định của pháp luật và phải bảo đảm đáp ứng các điều kiện đó trong suốt quá trình hoạt động. Việc quản lý nhà nước đối với ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện và kiểm tra việc chấp hành điều kiện kinh doanh của hộ kinh doanh thuộc thẩm quyền của cơ quan chuyên ngành theo quy định của pháp luật chuyên ngành.3. Trường hợp Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện nhận được văn bản của cơ quan có thẩm quyền về việc hộ kinh doanh kinh doanh ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện nhưng không đáp ứng đủ điều kiện theo quy định của pháp luật, Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện ra Thông báo yêu cầu hộ kinh doanh tạm ngừng kinh doanh ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện, đồng thời thông báo cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền để xử lý theo quy định của pháp luật.
Căn cứ quy định trên, pháp luật hiện nay không giới hạn về số ngành nghề hộ kinh doanh được phép đăng ký. Theo đó hộ kinh doanh có thể đăng ký nhiều ngành, nghề. Tuy nhiên, những ngành nghề kinh doanh đó phải được cơ quan đăng ký kinh doanh chấp thuận và thỏa mãn các điều kiện:
- Không phải là ngành, nghề kinh doanh bị cấm theo quy định của pháp luật. (Điều 6 Luật Đầu tư năm 2020);
- Có đủ điều kiện kinh doanh ngành, nghề đó. (Nghĩa là những ngành, nghề cần phải xin giấy phép con thì hộ kinh doanh phải thủ tục để được cấp giấy phép).
Cơ sở pháp lý: Điều 89 Nghị định 01/2021/NĐ-CP.
Các ngành, nghề bị cấm đầu tư kinh doanh theo Điều 6 Luật Đầu tư năm 2020 gồm:
- Kinh doanh các chất ma túy. (Theo quy định tại Phụ lục I Luật Đầu tư năm 2020);
- Kinh doanh các loại hóa chất, khoáng vật. (Theo quy định tại Phụ lục II Luật Đầu tư năm 2020);
- Kinh doanh mẫu vật các loài thực vật, động vật hoang dã có nguồn gốc khai thác từ tự nhiên quy định tại Phụ lục I của Công ước về buôn bán quốc tế các loài thực vật, động vật hoang dã nguy cấp. Mẫu vật các loài thực vật rừng, động vật rừng, thủy sản nguy cấp, quý, hiếm Nhóm I có nguồn gốc khai thác từ tự nhiên quy định tại Phụ lục III của Luật này;
- Kinh doanh mại dâm;
- Mua, bán người, mô, xác, bộ phận cơ thể người, bào thai người;
- Hoạt động kinh doanh liên quan đến sinh sản vô tính trên người;
- Kinh doanh pháo nổ;
- Kinh doanh dịch vụ đòi nợ.
Cơ sở pháp lý: Điều 6 Luật Đầu tư năm 2020.
Hồ sơ đăng ký thành lập hộ kinh doanh?
- Giấy đề nghị đăng ký hộ kinh doanh.
- Giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với chủ hộ kinh doanh, thành viên hộ gia đình đăng ký hộ kinh doanh trong trường hợp các thành viên hộ gia đình đăng ký hộ kinh doanh.
- Bản sao biên bản họp thành viên hộ gia đình về việc thành lập hộ kinh doanh. Trong trường hợp các thành viên hộ gia đình đăng ký hộ kinh doanh;
- Bản sao văn bản ủy quyền của thành viên hộ gia đình cho một thành viên làm chủ hộ kinh doanh đối với trường hợp các thành viên hộ gia đình đăng ký hộ kinh doanh.
Cơ sở pháp lý: khoản 2 Điều 87 Nghị định 01/2021/NĐ-CP.
Thời gian đăng ký thành lập hộ kinh doanh mất bao lâu?
- Khi tiếp nhận hồ sơ, Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện trao Giấy biên nhận và cấp Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh cho hộ kinh doanh trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ hợp lệ.
- Trường hợp hồ sơ không hợp lệ, trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ, Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện phải thông báo bằng văn bản cho người nộp hồ sơ hoặc người thành lập hộ kinh doanh biết. Thông báo phải nêu rõ lý do và các yêu cầu sửa đổi, bổ sung hồ sơ (nếu có).
Lưu ý:
Nếu sau 03 ngày làm việc kể từ ngày nộp hồ sơ đăng ký. Hộ kinh doanh mà không nhận được Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh hoặc không nhận được thông báo yêu cầu sửa đổi, bổ sung hồ sơ đăng ký hộ kinh doanh.Thì người thành lập hộ kinh doanh hoặc hộ kinh doanh có quyền khiếu nại, tố cáo theo quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo.
Cơ sở pháp lý: khoản 3 và khoản 4 Điều 87 Nghị định 01/2021/NĐ-CP.
Dịch vụ tư vấn thành lập hộ kinh tại Brandsvip
- Tư vấn các điều kiện, thủ tục thành lập hộ kinh doanh cá thể cho khách hàng;
- Soạn thảo hồ sơ thành lập hộ kinh doanh cá thể;
- Đại diện khách hàng thực hiện thủ tục thành lập hộ kinh doanh cá thể tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
- Tư vấn các vấn đề phát sinh trong quá trình hoạt động của hộ kinh doanh;
- Hỗ trợ tư vấn các vấn đề về:
+ Đăng ký nhãn hiệu;
+ Các vấn đề về thuế;
+ Các giấy phép có liên quan trong hoạt động của hộ kinh doanh cá thể,….