MỤC LỤC
- 1 Doanh nghiệp chế xuất (DNCX) là gì?
- 2 Đặc điểm nổi bật của doanh nghiệp chế xuất tại Quảng Ngãi?
- 3 Điều kiện thành lập doanh nghiệp chế xuất tại Quảng Ngãi?
- 4 Thẩm quyền cấp, điều chỉnh và thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư?
- 5 Hồ sơ đăng ký thành lập doanh nghiệp chế xuất tại Quảng Ngãi?
- 6 Thủ tục đăng ký thành lập doanh nghiệp chế xuất?
Pháp luật Việt Nam quy định như thế nào về doanh nghiệp chế xuất? Điều kiện và thủ tục thành lập doanh nghiệp chế xuất tại Quảng Ngãi ra sao? Hy vọng bài viết sau của Brandsvip sẽ giúp quý khách hàng hiểu rõ hơn về vấn đề này.
Doanh nghiệp chế xuất (DNCX) là gì?
Điều 2. Giải thích từ ngữ20. Hoạt động chế xuất là hoạt động chuyên sản xuất hàng xuất khẩu, cung ứng dịch vụ cho sản xuất hàng xuất khẩu và hoạt động xuất khẩu.21. Doanh nghiệp chế xuất là doanh nghiệp thực hiện hoạt động chế xuất trong khu chế xuất, khu công nghiệp và khu kinh tế.
Căn cứ quy định trên, doanh nghiệp chế xuất là doanh nghiệp hoạt động chuyên sản xuất hàng xuất khẩu, cung ứng dịch vụ cho sản xuất hàng xuất khẩu và hoạt động xuất khẩu trong khu chế xuất, khu công nghiệp và khu kinh tế.
Cơ sở pháp lý: khoản 20, 21 Điều 2 Nghị định số 35/2022/NĐ-CP.
Đặc điểm nổi bật của doanh nghiệp chế xuất tại Quảng Ngãi?
- Hoạt động theo mô hình doanh nghiệp chế xuất phải đặt địa điểm trong:
+ Khu công nghiệp;
+ Khu chế xuất;
+ Hoặc khu kinh tế.
- Doanh nghiệp chế xuất là mô hình kinh doanh được áp dụng chung cho cả nhà đầu tư trong nước và nước ngoài.
- Doanh nghiệp chế xuất vẫn được đăng ký triển khai các mục tiêu, ngành nghề kinh doanh khác ngoài mục tiêu sản xuất để xuất khẩu đã nói.
- Các công ty có thể chuyển đổi từ mô hình công ty bình thường thành doanh nghiệp chế xuất và ngược lại tùy theo kế hoạch kinh doanh.
Điều kiện thành lập doanh nghiệp chế xuất tại Quảng Ngãi?
Điều kiện thành lập DNCX gồm:
(1) Khu chế xuất, doanh nghiệp chế xuất, phân khu công nghiệp dành cho các doanh nghiệp chế xuất được ngăn cách với lãnh thổ bên ngoài bằng hệ thống tường rào, có cổng và cửa ra, vào;
(2) Phải bảo đảm điều kiện cho sự kiểm tra, giám sát, kiểm soát của cơ quan hải quan và các cơ quan chức năng có liên quan theo quy định áp dụng đối với khu phi thuế quan quy định tại pháp luật về thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu;
(3) Doanh nghiệp chế xuất muốn được hưởng ưu đãi đầu tư và chính sách thuế đối với khu phi thuế quan phải được cơ quan hải quan có thẩm quyền xác nhận việc đáp ứng các điều kiện kiểm tra, giám sát hải quan theo quy định của pháp luật về thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu trước khi chính thức đi vào hoạt động.
Theo Điều 28a. Nghị định 18/2021/NĐ-CP về điều kiện kiểm tra, giám sát hải quan đối với doanh nghiệp chế xuất là khu phi thuế quan phải đáp ứng đủ các điều kiện sau:a) Có hàng rào cứng ngăn cách với khu vực bên ngoài; có cổng/cửa ra, vào đảm bảo việc đưa hàng hóa ra, vào doanh nghiệp chế xuất chỉ qua cổng/cửa.b) Có hệ thống ca-mê-ra quan sát được các vị trí tại cổng/cửa ra, vào và các vị trí lưu giữ hàng hóa ở tất cả các thời điểm trong ngày (24/24 giờ, bao gồm cả ngày nghỉ, ngày lễ); dữ liệu hình ảnh ca-mê-ra được kết nối trực tuyến với cơ quan hải quan quản lý doanh nghiệp và được lưu giữ tại doanh nghiệp chế xuất tối thiểu 12 tháng.Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan có trách nhiệm ban hành định dạng thông điệp dữ liệu trao đổi giữa cơ quan hải quan và doanh nghiệp về hệ thống ca-mê-ra giám sát để thực hiện theo quy định tại điểm b khoản này.c) Có phần mềm quản lý hàng hóa nhập khẩu thuộc đối tượng không chịu thuế của doanh nghiệp chế xuất để báo cáo quyết toán nhập- xuất- tồn về tình hình sử dụng hàng hóa nhập khẩu theo quy định pháp luật về hải quan.
Cơ sở pháp lý:– Điều 28a Nghị định 18/2021/NĐ-CP;– khoản 2 Điều 26 Nghị định 35/2022/NĐ-CP.
Thẩm quyền cấp, điều chỉnh và thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư?
Thẩm quyền cấp, điều chỉnh và thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư thuộc về:
– Ban Quản lý khu công nghiệp, khu chế xuất, khu kinh tế đối với dự án đầu tư trong khu công nghiệp, khu chế xuất, khu kinh tế;
– Sở Kế hoạch và Đầu tư nơi nhà đầu tư thực hiện dự án đầu tư, đặt hoặc dự kiến đặt văn phòng điều hành để thực hiện dự án đầu tư đối với:
+ Dự án đầu tư thực hiện tại 02 đơn vị hành chính cấp tỉnh trở lên;
+ Dự án đầu tư thực hiện ở trong và ngoài khu công nghiệp, khu chế xuất, khu kinh tế;
+ Dự án đầu tư trong khu công nghiệp, khu chế xuất, khu kinh tế nơi chưa thành lập Ban quản lý khu công nghiệp, khu chế xuất, khu kinh tế hoặc không thuộc phạm vi quản lý của Ban quản lý khu chế xuất.
Cơ sở pháp lý: Điều 39 Luật Đầu tư 2020.
Hồ sơ đăng ký thành lập doanh nghiệp chế xuất tại Quảng Ngãi?
Trường hợp 1: Thành lập DNCX đồng thời với thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư (GCNĐKĐT)
– Hồ sơ cần chuẩn bị:
+ Bản cam kết về khả năng đáp ứng các điều kiện kiểm tra, giám sát hải quan theo quy định của pháp luật về thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu;
+ Hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư.
– Thời hạn giải quyết:
+ Trong thời hạn 35 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ, Sở Kế hoạch và đầu tư phải thông báo kết quả cho nhà đầu tư;
+ Sở Kế hoạch và Đầu tư ghi nhận mục tiêu thành lập doanh nghiệp chế xuất tại GCNĐKĐT khi cấp GCNĐKĐT.
Trường hợp 2: Thành lập DNCX không đồng thời với thực hiện thủ tục cấp GCNĐKĐT
– Hồ sơ cần chuẩn bị:
+ Các tài liệu về dự án đầu tư theo quy định của pháp luật về đầu tư;
+ Bản cam kết về khả năng đáp ứng các điều kiện kiểm tra, giám sát hải quan theo quy định của pháp luật về thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu.
– Thời hạn giải quyết:
+ Trong thời hạn 35 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ, Sở Kế hoạch và đầu tư phải thông báo kết quả cho nhà đầu tư;
+ Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, Sở Kế hoạch và Đầu tư cấp Giấy xác nhận đăng ký doanh nghiệp chế xuất đối với dự án đầu tư không thuộc diện cấp GCNĐKĐT.
Trường hợp 3: Dự án đầu tư không thuộc diện chấp thuận chủ trương đầu tư
– Hồ sơ cần chuẩn bị:
+ Bản cam kết về khả năng đáp ứng các điều kiện kiểm tra, giám sát hải quan;
+ Hồ sơ đề nghị chấp thuận chủ trương đầu tư dự án đầu tư.
– Thời hạn giải quyết:
+ Sở Kế hoạch và Đầu tư cấp Giấy xác nhận đăng ký doanh nghiệp chế xuất cho nhà đầu tư;
+ Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản chấp thuận chủ trương đầu tư, Sở Kế hoạch và Đầu tư cấp Giấy xác nhận đăng ký doanh nghiệp chế xuất cho nhà đầu tư đối với dự án đầu tư không thuộc diện cấp GCNĐKĐT hoặc ghi nhận mục tiêu thành lập doanh nghiệp chế xuất tại GCNĐKĐT khi cấp.
Cơ sở pháp lý: khoản 2 Điều 26 Nghị định 35/2022/NĐ-CP.
Thủ tục đăng ký thành lập doanh nghiệp chế xuất?
Bước 1. Đăng ký chủ trương đầu tư với Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
Bước 2. Xin cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư.
Bước 3. Xin cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
Bước 4. Đăng bố cáo thành lập doanh nghiệp.
Bước 5. Khắc con dấu.
Bước 6. Công bố mẫu dấu của doanh nghiệp trên Cổng thông tin đăng ký doanh nghiệp quốc gia.
Bước 2. Xin cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư.
Bước 3. Xin cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
Bước 4. Đăng bố cáo thành lập doanh nghiệp.
Bước 5. Khắc con dấu.
Bước 6. Công bố mẫu dấu của doanh nghiệp trên Cổng thông tin đăng ký doanh nghiệp quốc gia.