Dịch vụ tư vấn mã số vùng trồng tại Quảng Ngãi

Thủ tục đăng ký cấp mã số vùng trồng

Công ty chúng tôi chuyên cung cấp dịch vụ tư vấn mã số vùng trồng tại Quảng Ngãi, Đăng ký mã số vùng trồng đúng quy định – Đạt tới 100% Thành Công. Hỗ Trợ Toàn Quốc. Chi Phí Tối Ưu. Quy trình thủ tục tinh gọn – Nhanh chóng. Cam Kết Hiệu Quả, quý khách tại Quảng Ngãi có nhu cầu tư vấn hãy liên hệ với chúng tôi để được báo giá chi tiết.

Dịch vụ tư vấn mã số vùng trồng tại Quảng Ngãi
Dịch vụ tư vấn mã số vùng trồng tại Quảng Ngãi

Mã số vùng trồng là gì?

Vùng trồng là một vùng sản xuất chủ yếu một loại cây trồng, có thể bao gồm một hoặc nhiều điểm sản xuất theo yêu cầu của nước nhập khẩu.

Căn cứ theo khoản 4 Điều 64 Luật Trồng trọt 2018 quy định: “Mã số vùng trồng là mã số định danh cho một vùng trồng trọt nhằm theo dõi và kiểm soát tình hình sản xuất; kiểm soát chất lượng sản phẩm; truy xuất nguồn gốc sản phẩm cây trồng”.

Đối tượng được cấp mã số vùng trồng tại Quảng Ngãi

Là các tổ chức, cá nhân thực hiện sản xuất trồng trọt tại địa phương.

Dịch vụ tư vấn mã số vùng trồng tại Quảng Ngãi

Bước 1: Đăng ký thông tin kỹ thuật của vùng trồng

Tổ chức/cá nhân gửi tờ khai kỹ thuật đề nghị cấp mã số vùng trồng và các thông tin cần thiết về Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật tỉnh theo mẫu tại phụ lục A của tiêu chuẩn cơ sở này.

Bước 2:  Kiểm tra thực địa

– Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật tỉnh (sau đây gọi là đơn vị kiểm tra) có trách nhiệm đi kiểm tra thực địa để xác định mức độ đáp ứng các yêu cầu ở mục 4 của tiêu chuẩn này, làm căn cứ cấp mã số vùng trồng cho tổ chức/cá nhân đề nghị.

Bước 3: Kết quả kiểm tra thực địa

Đơn vị kiểm tra tiến hành kiểm tra hồ sơ và kiểm tra thực địa tại vùng trồng; hoàn thành Biên bản kiểm tra thực địa, trong trường hợp kết quả kiểm tra cho thấy vùng trồng cần khắc phục, đơn vị kiểm tra sẽ tiến hành kiểm tra lại theo đề nghị của vùng trồng, đơn vị kiểm tra gửi Cục Bảo vệ thực vật Báo cáo kiểm tra vùng trồng đề nghị cấp mã số theo Phụ lục C của tiêu chuẩn này, kèm theo bản sao Biên bản kiểm tra thực địa, tờ khai kỹ thuật.

Bước 4:   Phê duyệt mã số vùng trồng

Sau khi nhận được hồ sơ đề nghị cấp mã số từ đơn vị kiểm tra, Cục Bảo vệ thực vật sẽ tiến hành thẩm định và cấp mã số cho vùng trồng đạt yêu cầu và gửi thông tin chi tiết mã số đã cấp cho nước nhập khẩu; sau khi được nước nhập khẩu phê duyệt, Cục Bảo vệ thực vật sẽ thông báo và gửi mã số cho Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật tỉnh để chủ động quản lý và giám sát vùng trồng đã được cấp mã số; Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật tỉnh gửi thông báo bằng văn bản cho tổ chức/cá nhân đề nghị cấp mã số về mã số đã được cấp.

Cơ quan có thẩm quyền cấp mã số vùng trồng tại Quảng Ngãi

Cục Bảo vệ thực vật là cơ quan cấp, thu hồi và hủy mã số vùng trồng: thông báo và thực hiện việc xác nhận mã số vùng trồng với nước nhập khẩu.

Lợi ích của việc cấp mã số vùng trồng tại Quảng Ngãi

  • Giúp người tiêu dùng và cơ quan chức năng dễ dàng truy xuất nguồn gốc.
  • Đáp ứng yêu cầu của nước nhập khẩu thông qua việc sản xuất theo quy trình nhất định có kiểm soát dịch hại và đảm bảo vấn đề an toàn thực phẩm.
  • Giúp nông dân ý thức được vấn đề sản xuất liên quan chặt chẽ đến chất lượng và giá thành sản phẩm.
  • Các sản phẩm sẽ đáp ứng được yêu cầu về chất lượng, độ an toàn và giúp các đơn vị tiêu thụ dễ dàng kết nối hơn.
  • Kiểm soát tốt hơn vùng nguyên liệu thông qua nhật ký canh tác
  • Được xuất khẩu chính ngạch
  • Góp phần nâng cao giá trị sản phẩm khi có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng.
  • Nâng cao năng suất, diện tích, chất lượng và đầu ra cho sản phẩm.
  • Bảo đảm nông sản đưa vào quá trình lưu thông trên thị trường đúng nguồn gốc tại vùng trồng.
  • Nâng cao hiệu quả giám sát và quản lý vùng trồng.
  • Đảm bảo các vấn đề về an toàn thực phẩm.

Quy định đối với vùng trồng đã được cấp mã số

Các vùng trồng đã được cấp mã số phải tuân thủ các quy định sau:

  • Thường xuyên tự cập nhật các thông tin quy định mới về quản lý mã số vùng trồng và duy trì tình trạng đáp ứng quy định tại mục 4.
  • Theo dõi, ghi chép đầy đủ các tác động lên cây trồng.
  • Kiểm soát dư lượng thuốc bảo vệ thực vật trước khi xuất khẩu theo quy định của các nước nhập khẩu
  • Thông báo cho cơ quan có thẩm quyền về mọi sự thay đổi của mã số
  • Phối hợp với cơ quan có thẩm quyền trong việc kiểm tra, giám sát.
Contact Me on Zalo