MỤC LỤC
- 1 Doanh nghiệp tư nhân là gì?
- 2 Đặc điểm của doanh nghiệp tư nhân tại Quảng Nam?
- 3 Thực hiện quyền của chủ doanh nghiệp tư nhân trong một số trường hợp đặc biệt?
- 4 Hồ sơ đăng ký thành lập doanh nghiệp tư nhân tại Quảng Nam?
- 5 Ưu, nhược điểm doanh nghiệp tư nhân tại Quảng Nam?
- 6 Nên lựa chọn thành lập doanh nghiệp tư nhân hay công ty TNHH một thành viên?
- 7 Các bước thực hiện khi sử dụng dịch vụ đăng ký doanh nghiệp của Brandsvip
Doanh nghiệp tư nhân có những đặc điểm gì nổi bật? Việc thành lập doanh nghiệp tư nhân tại Quảng Nam được quy định như thế nào? Mời quý vị cùng tìm hiểu bài viết sau.
Doanh nghiệp tư nhân là gì?
Doanh nghiệp tư nhân là doanh nghiệp do một cá nhân làm chủ. Và tự chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động của doanh nghiệp.
Cơ sở pháp lý: khoản 1 Điều 188 Luật Doanh nghiệp năm 2020.
Đặc điểm của doanh nghiệp tư nhân tại Quảng Nam?
- Thứ nhất, chủ doanh nghiệp tư nhân là một cá nhân. Mỗi cá nhân chỉ được quyền thành lập một doanh nghiệp tư nhân. Đặc điểm này phân biệt doanh nghiệp tư nhân với các doanh nghiệp khác do (một hoặc nhiều) cá nhân hoặc tổ chức thành lập. Chủ doanh nghiệp tư nhân không được đồng thời là chủ hộ kinh doanh, thành viên công ty hợp danh.
- Thứ hai, chủ doanh nghiệp tư nhân chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động của doanh nghiệp. (Trách nhiệm vô hạn). Ở doanh nghiệp tư nhân, không có sự phân biệt tư cách pháp lý của chủ doanh nghiệp với chủ thể kinh doanh là doanh nghiệp. Vì chủ doanh nghiệp chịu trách nhiệm vô hạn nên tài sản được sử dụng vào hoạt động kinh doanh của chủ doanh nghiệp tư nhân. Không phải làm thủ tục chuyển quyền sở hữu cho doanh nghiệp.
- Thứ ba, doanh nghiệp tư nhân không được phát hành bất kỳ loại chứng khoán nào.
- Thứ tư, doanh nghiệp tư nhân không được quyền góp vốn thành lập hoặc mua cổ phần, phần vốn góp trong công ty hợp danh, công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc công ty cổ phần.
Cơ sở pháp lý: Điều 188 Luật Doanh nghiệp năm 2020.
Thực hiện quyền của chủ doanh nghiệp tư nhân trong một số trường hợp đặc biệt?
- Trường hợp chủ doanh nghiệp tư nhân bị tạm giam, đang chấp hành hình phạt tù, đang chấp hành biện pháp xử lý hành chính tại cơ sở cai nghiện bắt buộc, cơ sở giáo dục bắt buộc thì ủy quyền cho người khác thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình.
- Trường hợp chủ doanh nghiệp tư nhân chết thì người thừa kế hoặc một trong những người thừa kế theo di chúc hoặc theo pháp luật là chủ doanh nghiệp tư nhân theo thỏa thuận giữa những người thừa kế. Trường hợp những người thừa kế không thỏa thuận được thì đăng ký chuyển đổi thành công ty hoặc giải thể doanh nghiệp tư nhân đó.
- Trường hợp chủ doanh nghiệp tư nhân chết mà không có người thừa kế, người thừa kế từ chối nhận thừa kế hoặc bị truất quyền thừa kế thì tài sản của chủ doanh nghiệp tư nhân được xử lý theo quy định của pháp luật về dân sự.
- Trường hợp chủ doanh nghiệp tư nhân bị hạn chế hoặc mất năng lực hành vi dân sự, có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi thì quyền và nghĩa vụ của chủ doanh nghiệp tư nhân được thực hiện thông qua người đại diện.
- Trường hợp chủ doanh nghiệp tư nhân bị Tòa án cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định thuộc phạm vi ngành, nghề kinh doanh của doanh nghiệp thì chủ doanh nghiệp tư nhân tạm ngừng, chấm dứt kinh doanh ngành, nghề có liên quan theo quyết định của Tòa án hoặc chuyển nhượng doanh nghiệp tư nhân cho cá nhân, tổ chức khác.
Cơ sở pháp lý: Điều 193 Luật Doanh nghiệp năm 2020.
Hồ sơ đăng ký thành lập doanh nghiệp tư nhân tại Quảng Nam?
Hồ sơ gồm:
- Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp.
- Bản sao giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với chủ doanh nghiệp tư nhân.
Cơ sở pháp lý:– Điều 19 Luật Doanh nghiệp năm 2020;– Điều 21 Nghị định 01/2021/NĐ-CP.
Ưu, nhược điểm doanh nghiệp tư nhân tại Quảng Nam?
Ưu điểm doanh nghiệp tư nhân:
- Chỉ có 1 chủ sở hữu. Được quyết định tất cả các vấn đề liên quan đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
- Vốn của doanh nghiệp tất cả do chủ sở hữu tự đăng ký. Nên không cần làm thủ tục chuyển quyền sở hữu của doanh nghiệp cho bất kỳ ai.
- Chủ sở hữu doanh nghiệp sẽ là người đại diện theo pháp luật.
- Chủ sở hữu doanh nghiệp có quyền bán, cho thuê doanh nghiệp của mình cho người khác theo quy định pháp luật ban hành.
- Cơ cấu tổ chức của doanh nghiệp tương đối đơn giản và dễ dàng quản lý.
- Có chế độ trách nhiệm vô hạn và doanh nghiệp tư nhân dễ dàng tạo được sự tin tưởng từ đối tác kinh doanh.
- Dễ dàng tiến hành huy động vốn cũng như việc hợp tác kinh doanh.
Nhược điểm doanh nghiệp tư nhân:
- Doanh nghiệp tư nhân không có tư cách pháp nhân trước pháp luật.
- Vì doanh nghiệp chỉ có một cá nhân làm chủ, không có sự liên kết góp vốn nào. Nên khó đáp ứng ngay nhu cầu cần góp vốn lớn để kinh doanh.
- Có tính rủi ro cao khi chủ sở hữu doanh nghiệp phải tự chịu mọi trách nhiệm vô hạn trước quy định của pháp luật. Nghĩa là nếu tài sản của công ty không đủ trả các khoản nợ hay nghĩa vụ tài chính khác thì chủ sở hữu phải dùng tài sản riêng để trả.
- Tuyệt đối không được phát hành bất kỳ loại chứng khoán nào trên thị trường.
- Không được góp vốn thành lập, mua cổ phần trong các loại hình doanh nghiệp khác như công ty TNHH, Công ty cổ phần, công ty hợp danh…
- Chủ sở hữu doanh nghiệp chỉ được quyền thành lập một doanh nghiệp tư nhân.
Nên lựa chọn thành lập doanh nghiệp tư nhân hay công ty TNHH một thành viên?
- Sau khi tìm hiểu qua về doanh nghiệp tư nhân thì bạn cũng có thể thấy được ở doanh nghiệp tư nhân có đôi chút giống với công ty TNHH 1 thành viên. Mặc dù vậy, hai loại hình này là hoàn toàn khác nhau. Và mỗi loại đều có ưu nhược điểm riêng.
- Việc lựa chọn đúng loại hình doanh nghiệp. Sẽ giúp bạn dễ dàng quản lý và thực hiện các chiến lược kinh doanh trong tương lai. Bên cạnh đó là phòng tránh các rủi ro về mặt pháp lý.
- Với công ty TNHH 1 thành viên, chủ sở hữu có thể quyết định mọi vấn đề liên quan đến công ty. Tuy nhiên, công ty TNHH 1 thành viên được xem là có tư cách pháp nhân. Vì thế, chủ sở hữu chỉ chịu trách nhiệm về các hoạt động trọng phạm vi số vốn góp vào công ty, ít rủi ro hơn.
- Còn với doanh nghiệp tư nhân, loại hình này không có tư cách pháp nhân. Người chủ phải chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản mà mình đang có. Tuy nhiên vẫn có điểm lợi là bạn có thể tự mình quản lý và điều hành hết tất cả mọi việc.
Các bước thực hiện khi sử dụng dịch vụ đăng ký doanh nghiệp của Brandsvip
- Bước 1. Chuẩn bị hồ sơ thành lập doanh nghiệp.
- Bước 2. Nộp hồ sơ thành lập doanh nghiệp.
- Bước 3. Cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
- Bước 4. Khắc dấu doanh nghiệp.
- Bước 5. Hoàn thiện và chuyển giao kết quả cho khách hàng.
- Bước 6. Hỗ trợ thủ tục sau thành lập.