Phân loại 6 nhóm sản phẩm tham gia chương trình OCOP

PHÂN LOẠI 6 NHÓM SẢN PHẨM THAM GIA CHƯƠNG TRÌNH OCOP

Lợi ích khi đạt chứng nhận OCOP mang lại không chỉ đơn thuần về mặt kinh tế. Mà còn giúp là lưu giữ, phát huy, quảng bá các giá trị về văn hóa dân tộc. Sản phẩm OCOP là gì? Có mấy nhóm sản phẩm tham gia chương trình OCOP? Hy vọng bài viết sau của Brandsvip sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về vấn đề này nhé.

PHÂN LOẠI 6 NHÓM SẢN PHẨM THAM GIA CHƯƠNG TRÌNH OCOP
PHÂN LOẠI 6 NHÓM SẢN PHẨM THAM GIA CHƯƠNG TRÌNH OCOP

Sản phẩm OCOP là gì?

Sản phẩm OCOP là sản phẩm, dịch vụ tham gia vào Chương trình OCOP Quốc gia. Cụ thể, theo Quyết định 919/QĐ-TTg thì sản phẩm OCOP là những sản phẩm hàng hóa và dịch vụ du lịch có nguồn gốc địa phương, có thương hiệu, mang đặc trưng về văn hóa, lợi thế của địa phương.

Phân loại 6 nhóm sản phẩm tham gia chương trình OCOP?

STT

PHÂN LOẠI SẢN PHẨM

BỘ CHỦ TRÌ QUẢN LÝ

I

SẢN PHẨM THỰC PHẨM

1

Nhóm: Thực phẩm tươi sống

a

Phân nhóm: Rau, củ, quả, hạt tươi Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

b

Phân nhóm: Thịt, thủy sản, trứng, sữa tươi Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

2

Nhóm: Thực phẩm thô, sơ chế

a

Phân nhóm: Gạo, ngũ cốc, hạt sơ chế khác Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

b

Phân nhóm: Mật ong, mật khác và nông sản thực phẩm khác Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

3

Nhóm: Thực phẩm chế biến

a

Phân nhóm: Đồ ăn nhanh Công thương

b

Phân nhóm: Chế biến từ gạo, ngũ cốc Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Công Thương

c

Phân nhóm: Chế biến từ rau, củ, quả, hạt Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

d

Phân nhóm: Chế biến từ thịt, thủy sản, trứng, sữa, các sản phẩm từ mật ong, mật khác và nông sản thực phẩm khác Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Công Thương

4

Nhóm: Gia vị

a

Phân nhóm: Tương, nước mắm, gia vị dạng lỏng khác Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

b

Phân nhóm: Gia vị khác Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

5

Nhóm: Chè

a

Phân nhóm: Chè tươi, chế biến Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

b

Phân nhóm: Sản phẩm trà từ thực vật khác Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

6

Nhóm: Cà phê, ca cao Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

II

SẢN PHẨM ĐỒ UỐNG

1

Nhóm: Đồ uống có cồn

a

Phân nhóm: Rượu trắng Công Thương

b

Phân nhóm: Đồ uống có cồn khác Công Thương

2

Nhóm: Đồ uống không có cồn

a

Phân nhóm: Nước khoáng thiên nhiên, nước uống tinh khiết Y tế

b

Phân nhóm: Đồ uống không có cồn Công Thương

III

SẢN PHẨM DƯỢC LIỆU VÀ SẢN PHẨM TỪ DƯỢC LIỆU

1

Nhóm: Thực phẩm chức năng, thuốc dược liệu, thuốc Y học cổ truyền Y tế

2

Nhóm: Mỹ phẩm có thành phần từ thảo dược Y tế

3

Nhóm: Tinh dầu và thảo dược khác Y tế

IV

SẢN PHẨM THỦ CÔNG MỸ NGHỆ

1

Nhóm: Thủ công mỹ nghệ gia dụng, trang trí Công Thương, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

2

Nhóm: Vải, may mặc Công Thương

V

SẢN PHẨM SINH VẬT CẢNH

1

Nhóm: Hoa Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

2

Nhóm: Cây cảnh Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

3

Nhóm: Động vật cảnh Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

VI

SẢN PHẨM DỊCH VỤ DU LỊCH CỘNG ĐỒNG, DU LỊCH SINH THÁI VÀ ĐIỂM DU LỊCH

1

Nhóm: Dịch vụ du lịch cộng đồng, du lịch sinh thái và điểm du lịch Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Cơ sở pháp lý: điểm a khoản 1 Điều 1 và Phụ lục I Quyết định 148/QĐ-TTg.

Phân hạng sản phẩm tham gia Chương trình OCOP?

Căn cứ vào kết quả đánh giá sản phẩm theo Bộ tiêu chí OCOP.  Sản phẩm OCOP phân làm 5 hạng  và tổng điểm đánh giá tối đa là 100 điểm/sản phẩm:
  • Hạng 5 sao: Tổng điểm trung bình đạt từ 90 đến 100 điểm. Là sản phẩm đặc trưng, tiêu chuẩn chất lượng cao và hội tụ điều kiện để xuất khẩu.
  • Hạng 4 sao: Tổng điểm trung bình đạt từ 70 đến dưới 90 điểm. Là sản phẩm đặc trưng, đáp ứng yêu cầu về chất lượng và tiếp cận thị trường tốt, có tiềm năng nâng cấp lên hạng 5 sao.
  • Hạng 3 sao: Tổng điểm trung bình đạt từ 50 đến dưới 70 điểm. Là sản phẩm có đặc thù, được quản lý và thương mại ổn định, có thể nâng cấp lên hạng 4 sao.
  • Hạng 2 sao: Tổng điểm trung bình đạt từ 30 đến dưới 50 điểm. Sản phẩm được sản xuất, bước đầu hình thành chất lượng cụ thể, có thể tiếp tục nâng cấp để nâng lên hạng 3 sao.
  • Hạng 1 sao: Tổng điểm trung bình đạt dưới 30 điểm. Là sản phẩm sơ khai, chưa được hình thành trong thương mại, có thể nâng cấp lên hạng 2 sao.
Cơ sở pháp lý: khoản 2 Điều 1 Quyết định 148/QĐ-TTg.

Hồ sơ sản phẩm tham gia chương trình OCOP cần những gì?

a) Hồ sơ sản phẩm đăng ký tham gia đánh giá sản phẩm OCOP (Hồ sơ sản phẩm):

Do các chủ thể OCOP (doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ hợp tác, chủ hộ sản xuất…) chuẩn bị, bao gồm:
  • Phiếu đăng ký đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP (mẫu biểu số 1).
  • Báo cáo của chủ thể đánh giá về sản phẩm theo Bộ tiêu chí (mẫu biểu số 2).

b) Hồ sơ đề xuất đánh giá sản phẩm cấp huyện:

Do các chủ thể OCOP chuẩn bị, bao gồm:
  • Báo cáo đánh giá của UBND cấp xã về một số tiêu chí (theo quy định tại khoản a, mục 1 và biểu mẫu số 3).
  • Hồ sơ sản phẩm.

c) Hồ sơ đề xuất đánh giá sản phẩm cấp tỉnh:

Do UBND cấp huyện chuẩn bị, bao gồm:
  • Công văn gửi UBND cấp tỉnh đề nghị đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP.
  • Tài liệu họp Hội đồng cấp huyện: Báo cáo thẩm định của Tổ tư vấn; Biên bản đánh giá của Hội đồng cấp huyện; Quyết định phê duyệt kết quả chấm điểm.
  • Hồ sơ sản phẩm.

d) Hồ sơ đề xuất đánh giá sản phẩm cấp quốc gia:

Do UBND cấp tỉnh chuẩn bị, bao gồm:
  • Công văn gửi Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đề nghị đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP.
  • Tài liệu họp Hội đồng cấp tỉnh, bao gồm: Báo cáo thẩm định của Tổ tư vấn; Biên bản đánh giá của Hội đồng cấp tỉnh; Quyết định phê duyệt kết quả chấm điểm.
  • Hồ sơ sản phẩm.
  • Các văn bản xác nhận kiểm tra, kiểm nghiệm bổ sung của cấp tỉnh (nếu có).
Cơ sở pháp lý: tiểu mục 3 Phụ lục II Quyết định 148/QĐ-TTg.

Quy trình đánh giá sản phẩm tham gia chương trình OCOP?

Gồm 3 cấp:

  • Công tác đánh giá cấp huyện
  • Công tác đánh giá cấp tỉnh
  • Công tác đánh giá cấp trung ương

Việc tổ chức đánh giá ở mỗi cấp, lãnh đạo sẽ thành lập Hội đồng đánh giá bao gồm các ngành liên quan. Theo quy định đúng quy định tại tiểu mục 2 Phụ lục II Quyết định 148/QĐ-TTg. Ở mỗi một cấp độ khó của đánh giá sẽ nâng cao dần, đảm bảo tiêu chí cũng như yêu cầu khắt khe của sản phẩm.

Thời hạn hiệu lực giấy chứng nhận sản phẩm OCOP?

Giấy chứng nhận cho các sản phẩm OCOP đạt từ 3 đến 5 sao có giá trị trong thời hạn 36 tháng, kể từ ngày cơ quan có thẩm quyền ban hành.

Cơ sở pháp lý: điểm b khoản 3 Điều 1 Quyết định 148/QĐ-TTg.

Contact Me on Zalo