Sản phẩm OCOP hạng 4 sao là gì?

SẢN PHẨM OCOP HẠNG 4 SAO LÀ GÌ?

Sản phẩm OCOP hạng 4 sao là gì? Sản phẩm OCOP phân làm mấy hạng? Lợi ích sản phẩm đạt chứng nhận OCOP là gì? Mời quý vị đọc bài viết sau của Brandsvip để hiểu rõ hơn về vấn đề này nhé.

Sản phẩm OCOP hạng 4 sao là gì?
Sản phẩm OCOP hạng 4 sao là gì?

OCOP là gì?

OCOP viết tắt tên tiếng Anh là: One commune one product, được hiểu là “Mỗi xã một sản phẩm”. là chương trình trọng tâm phát triển kinh tế khu vực nông thôn theo hướng phát huy nội lực và gia tăng giá trị; là giải pháp và nhiệm vụ quan trọng trong thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới.

Sản phẩm OCOP phân làm mấy hạng?

Căn cứ vào kết quả đánh giá sản phẩm theo Bộ tiêu chí OCOP, sản phẩm Chương trình OCOP được phân thành 05 hạng:
  • Hạng 1 sao: Tổng điểm trung bình đạt dưới 30 điểm. Là sản phẩm sơ khai, chưa được hình thành trong thương mại, có thể nâng cấp lên hạng 2 sao.
  • Hạng 2 sao: Tổng điểm trung bình đạt từ 30 đến dưới 50 điểm. Sản phẩm được sản xuất, bước đầu hình thành chất lượng cụ thể, có thể tiếp tục nâng cấp để nâng lên hạng 3 sao.
  • Hạng 3 sao: Tổng điểm trung bình đạt từ 50 đến dưới 70 điểm. Là sản phẩm có đặc thù, được quản lý và thương mại ổn định, có thể nâng cấp lên hạng 4 sao.
  • Hạng 4 sao: Tổng điểm trung bình đạt từ 70 đến dưới 90 điểm. Là sản phẩm đặc trưng, đáp ứng yêu cầu về chất lượng và tiếp cận thị trường tốt, có tiềm năng nâng cấp lên hạng 5 sao.
  • Hạng 5 sao: Tổng điểm trung bình đạt từ 90 đến 100 điểm. Là sản phẩm đặc trưng, tiêu chuẩn chất lượng cao và hội tụ điều kiện để xuất khẩu.
Cơ sở pháp lý: khoản 2 Điều 1 Quyết định số 148/QĐ-TTg.

Sản phẩm OCOP hạng 4 sao là gì?

Sản phẩm OCOP hạng 4 sao là sản phẩm hàng hóa và dịch vụ du lịch có nguồn gốc địa phương, có thương hiệu, mang đặc trưng về văn hóa, lợi thế của địa phương, tiếp cận thị trường tốt. Và có tổng điểm đánh giá trung bình đạt từ 70 đến dưới 90 điểm căn cứ theo bộ tiêu chí OCOP.
Một số ví dụ về sản phẩm OCOP hạng 4 sao Brandsvip tư vấn
Một số ví dụ về sản phẩm OCOP hạng 4 sao Brandsvip tư vấn

Lý do người tiêu dùng lựa chọn sử dụng sản phẩm OCOP hạng 4 sao?

  • Các sản phẩm OCOP đạt tiêu chuẩn 4 sao đều có các chứng chỉ quan trọng như VietGap, ISO, GMP…
  • Các sản phẩm OCOP được đánh giá kỹ lưỡng, chuyên nghiệp trên nhiều phương diện. Hội đồng thẩm định gồm các chuyên gia trong các lĩnh vực liên quan như y tế, môi trường,… 
  • Sản phẩm đạt chứng nhận OCOP 4 sao của tỉnh được nâng cao về chất lượng, đa dạng về mẫu mã, bao bì, đảm bảo các điều kiện, quy định về tem, nhãn và truy xuất nguồn gốc.
  • Sau khi đạt hạng sao, sản phẩm thuộc quyền quản lý của cơ quan OCOP cấp tỉnh, sản phẩm 4 sao sẽ được quản lý, kiểm định và bảo trì bởi cơ quan trung ương.

Tiêu chí đánh giá là sản phẩm OCOP hạng 4 sao?

Tiêu chí từng nhóm, phân nhóm sản phẩm được quy định tại Phụ lục III, Quyết định 148/QĐ-TTg năm 2023. Đối với từng nhóm, phân nhóm sản phẩm có một tiêu chí riêng. Nhìn chung, bao gồm các tiêu chí sau:

Phần A: Các tiêu chí đánh giá về sản phẩm và sức mạnh cộng đồng:

  • Tổ chức sản xuất
  • Nguồn gốc sản phẩm: Sản phẩm được trồng trên địa bàn cấp xã từ 50% đến dưới 75%.
  • Năng lực sản xuất đáp ứng yêu cầu phân phối: Có năng lực, quy mô sản xuất trung bình****
  • Liên kết sản xuất:  Có hợp đồng liên kết trên 75% sản lượng tiêu thụ****
  • Bảo vệ môi trường trong quá trình sản xuất: Có Hồ sơ, thủ tục về môi trường theo quy định của pháp luật và các quy định khác về bảo vệ môi trường****
  • Phát triển sản phẩm
  • Nguồn gốc ý tưởng sản phẩm: Sản phẩm là đặc sản, truyền thống, chỉ sản xuất trên địa bàn của huyện, có chất lượng đặc sắc, thương mại gắn với chỉ dẫn nguồn gốc địa lý ****
  • Phong cách ghi nhãn hàng hoá: Ghi nhãn hàng hóa đầy đủ, đúng quy định, đẹp, thể hiện được thông điệp/câu chuyện sản phẩm; có truy xuất nguồn gốc điện tử****
  • Sức mạnh cộng đồng
  • Tăng trưởng sản xuất, kinh doanh: Hợp tác xã xếp loại khá, các loại hình khác có 2 năm liên tiếp tăng trưởng dương về lợi nhuận****
  • Sở hữu trí tuệ****

Phần B: Các tiêu chí đánh giá về khả năng tiếp thị.

1.Tiếp thị:

Khu vực phân phối: Thị trường ngoài huyện, có ≥ 5 đại diện/đại lý phân phối

2. Câu chuyện về sản phẩm:

Trí tuệ/bản sắc địa phương: Có câu chuyện sản phẩm đặc sắc, mang sắc thái truyền thống, văn hóa và trí tuệ/bản sắc địa phương****

Phần C: Các tiêu chí đánh giá về chất lượng sản phẩm (35 điểm)

1. Chỉ tiêu cảm quan:

  • Kích thước, hình dạng bề ngoài: Đồng đều****
  • Màu sắc: Phù hợp****

 2.Tính độc đáo:

  • Độc đáo, mang tính đặc trưng****

 3.Đảm bảo chất lượng sản phẩm:

  • Có chứng nhận quản lý chất lượng tiên tiến của Việt Nam (VietGAP/hữu cơ/..)****

…………………….

Trình tự đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP hạng 4 sao?

1. Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn (UBND cấp xã)

– Tổ chức đánh giá một số nội dung của Hồ sơ sản phẩm đăng ký tham gia đánh giá sản phẩm OCOP. Bao gồm các tiêu chí sau:

+ Nguồn gốc sản phẩm/nguyên liệu địa phương;

+ Sử dụng lao động địa phương;

+ Nguồn gốc ý tưởng sản phẩm;

+ Bản sắc/trí tuệ địa phương.

– Căn cứ vào điều kiện và đặc điểm thực tế của địa phương. Chủ tịch UBND cấp xã tổ chức họp với các bộ phận liên quan để lấy ý kiến về các nội dung đánh giá. Sau đó ban hành Báo cáo đánh giá của UBND cấp xã về các tiêu chí trên.

2. Công tác đánh giá tại huyện, quận, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương

– Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện thành lập Hội đồng đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP (Hội đồng cấp huyện). Tổ tư vấn (hoặc Tổ giúp việc) và ban hành Quy chế hoạt động của Hội đồng.

– Hội đồng cấp huyện tổ chức đánh giá, phân hạng các sản phẩm tham gia Chương trình OCOP.

– UBND cấp huyện ban hành Quyết định phê duyệt kết quả đánh giá. Và Giấy chứng nhận cho các sản phẩm đạt 3 sao, tổ chức công bố kết quả.

– UBND cấp huyện chuyển hồ sơ các sản phẩm có số điểm đạt từ 70 điểm đến 100 điểm (từ 4 sao trở lên) lên UBND cấp tỉnh để đề nghị đánh giá, phân hạng, công nhận sản phẩm OCOP.

3. Công tác đánh giá tại cấp tỉnh

– Chủ tịch UBND cấp tỉnh thành lập Hội đồng. Tổ tư vấn Hội đồng đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP cấp tỉnh (Hội đồng cấp tỉnh). Và ban hành Quy chế hoạt động của Hội đồng.

– Hội đồng cấp tỉnh tổ chức đánh giá, xếp hạng các sản phẩm do cấp huyện đề xuất.

– UBND cấp tỉnh ban hành Quyết định phê duyệt kết quả đánh giá. Và Giấy chứng nhận cho các sản phẩm đạt 4 sao, tổ chức công bố kết quả.

– Trường hợp kết quả đánh giá của Hội đồng cấp tỉnh không đạt 4 sao, Hội đồng cấp tỉnh gửi trả kết quả (bằng văn bản) và hồ sơ về UBND cấp huyện:

+ Đối với những sản phẩm được Hội đồng cấp tỉnh đánh giá không đạt 70 điểm trở lên (nhưng đạt trên 50 điểm). UBND cấp huyện xem xét, lấy làm căn cứ để ban hành Quyết định phê duyệt kết quả đánh giá và cấp Giấy chứng nhận đạt 3 sao. Hoặc tổ chức đánh giá và phân hạng theo thẩm quyền được phân cấp.

+ Đối với sản phẩm được Hội đồng cấp tỉnh đánh giá là hồ sơ không hợp lệ theo quy định. UBND cấp huyện hoàn thiện hồ sơ, đánh giá và phân hạng sản phẩm theo thẩm quyền được phân cấp.

– UBND cấp tỉnh chuyển hồ sơ các sản phẩm đạt từ 90 điểm đến 100 điểm lên Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đề nghị đánh giá, phân hạng, công nhận sản phẩm OCOP cấp quốc gia.

Cơ sở pháp lý: khoản 1 Phụ Lục II Quyết định 148/QĐ-TTg

Thành phần Hội đồng đánh giá sản phẩm OCOP hạng 4 sao

1. Thành phần Hội đồng cấp huyện: Có từ 09 đến 11 thành viên, gồm:

– Chủ tịch Hội đồng: Đại diện lãnh đạo UBND cấp huyện.

– Đại diện các Sở: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Y tế, Công Thương, Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Khoa học và Công nghệ, Tài nguyên và Môi trường. Trong đó, thành phần bắt buộc là đại diện các Sở: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Khoa học và Công nghệ, Tài nguyên và Môi trường và Sở quản lý sản phẩm theo quy định tại Phụ lục I.

– Đại diện các phòng, ban chuyên môn, tổ chức có liên quan; chuyên gia tư vấn Chương trình OCOP.

2. Thành phần Hội đồng cấp tỉnh: Có từ 09 đến 11 thành viên, bao gồm:

– Chủ tịch Hội đồng: Đại diện lãnh đạo UBND cấp tỉnh.

– Đại diện các sở, ngành: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Công Thương, Y tế, Khoa học và Công nghệ, Văn hóa,Thể thao và Du lịch, Tài nguyên và Môi trường, Đại diện cơ quan tham mưu triển khai Chương trình nông thôn mới, Chương trình OCOP cấp tỉnh.

– Chuyên gia tư vấn Chương trình OCOP. Đại diện các hiệp hội, hội có liên quan (nếu có).

Cơ sở pháp lý: khoản 2 Phụ Lục II Quyết định 148/QĐ-TTg

Yêu cầu về hồ sơ đánh giá sản phẩm OCOP hạng 4 sao

1. Hồ sơ sản phẩm đăng ký tham gia đánh giá sản phẩm OCOP (Hồ sơ sản phẩm):

– Do các chủ thể OCOP (doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ hợp tác, chủ hộ sản xuất…) chuẩn bị, bao gồm:

– Phiếu đăng ký đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP (mẫu biểu số 1).

– Báo cáo của chủ thể đánh giá về sản phẩm theo Bộ tiêu chí (mẫu biểu số 2).

2. Hồ sơ đề xuất đánh giá sản phẩm cấp huyện:

Do các chủ thể OCOP chuẩn bị, bao gồm:

– Báo cáo đánh giá của UBND cấp xã về một số tiêu chí (theo quy định tại khoản a, mục 1 và biểu mẫu số 3).

– Hồ sơ sản phẩm.

3. Hồ sơ đề xuất đánh giá sản phẩm cấp tỉnh:

Do UBND cấp huyện chuẩn bị, bao gồm:

– Công văn gửi UBND cấp tỉnh đề nghị đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP.

– Tài liệu họp Hội đồng cấp huyện: Báo cáo thẩm định của Tổ tư vấn. Biên bản đánh giá của Hội đồng cấp huyện. Quyết định phê duyệt kết quả chấm điểm.

– Hồ sơ sản phẩm.

Cơ sở pháp lý: khoản 3 Phụ Lục II Quyết định 148/QĐ-TTg.

Thời hạn hiệu lực phân hạng sản phẩm OCOP?

– Các chủ thể OCOP có thể đăng ký sản phẩm để được đánh giá, phân hạng, nâng hạng sản phẩm thường xuyên, liên tục. (theo kế hoạch và chu trình OCOP của địa phương).

– Giấy chứng nhận cho các sản phẩm OCOP đạt từ 3 đến 5 sao có giá trị trong thời hạn 36 tháng, kể từ ngày cơ quan có thẩm quyền ban hành. Cơ quan quản lý Chương trình OCOP các cấp thông báo, hướng dẫn các chủ thể đăng ký đánh giá, phân hạng lại sản phẩm theo kế hoạch và chu trình OCOP.

Cơ sở pháp lý: khoản 5 Phụ Lục II Quyết định 148/QĐ-TTg.

Contact Me on Zalo