Thủ tục chuyển đổi hộ kinh doanh thành doanh nghiệp

THỦ TỤC CHUYỂN ĐỔI HỘ KINH DOANH THÀNH DOANH NGHIỆP
Bạn là chủ hộ kinh doanh, bạn đang có dự định mở rộng vốn và tăng lao động? Và đang có dự định chuyển đổi hộ kinh doanh thành doanh nghiệp? Tuy nhiên, bạn chưa nắm rõ các quy định của pháp luật về vấn đề này. Để giúp bạn hiểu rõ hơn về vấn đề này, mời quý vị tìm hiểu bài viết sau cùng Brandsvip nhé.
THỦ TỤC CHUYỂN ĐỔI HỘ KINH DOANH THÀNH DOANH NGHIỆP
THỦ TỤC CHUYỂN ĐỔI HỘ KINH DOANH THÀNH DOANH NGHIỆP

Hộ kinh doanh là gì?

Hộ kinh doanh do một cá nhân hoặc các thành viên hộ gia đình đăng ký thành lập. Và chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình đối với hoạt động kinh doanh của hộ.
Cơ sở pháp lý: khoản 1 Điều 79 Nghị định 01/2021/NĐ-CP.

Ai được thành lập hộ kinh doanh?

Cá nhân, thành viên hộ gia đình là công dân Việt Nam. Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ theo quy định của Bộ luật Dân sự có quyền thành lập hộ kinh doanh. Trừ các trường hợp sau đây:
– Người chưa thành niên, người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự. Người bị mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi;
– Người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự, bị tạm giam. Đang chấp hành hình phạt tù. Đang chấp hành biện pháp xử lý hành chính tại cơ sở cai nghiện bắt buộc, cơ sở giáo dục bắt buộc. Hoặc đang bị Tòa án cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định;
– Các trường hợp khác theo quy định của pháp luật có liên quan.
Cơ sở pháp lý: Điều 80 Nghị định 01/2021/NĐ-CP.

Doanh nghiệp là gì?

Doanh nghiệp là tổ chức có tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch, được thành lập hoặc đăng ký thành lập theo quy định của pháp luật nhằm mục đích kinh doanh.
Cơ sở pháp lý: khoản 10 Điều 4 Luật Doanh nghiệp năm 2020.

Ai được thành lập doanh nghiệp?

Tổ chức, cá nhân đăng ký thành lập doanh nghiệp phải đáp ứng các điều kiện sau:
– Tổ chức có tư cách pháp nhân;
– Cá nhân từ đủ 18 tuổi; có đầy đủ năng lực hành vi dân sự;
– Không thuộc các đối tượng bị nhà nước cấm thành lập công ty theo quy định tại Điều 17 Luật doanh nghiệp 2020.
Cơ sở pháp lý: Điều 17 Luật Doanh nghiệp năm 2020.

Lợi ích và hạn chế việc chuyển đổi hộ kinh doanh thành doanh nghiệp?

Lợi ích:

– Doanh nghiệp được hoạt động dưới tư cách pháp nhân. Có con dấu riêng, có thể thành lập chi nhánh, văn phòng đại diện tùy quy mô hoạt động của doanh nghiệp. Thuận tiện hơn trong việc vay vốn và các giao dịch dân sự.
– Doanh nghiệp chỉ cần chịu trách nhiệm hữu hạn trong phạm vi vốn điều lệ đã đăng ký.
– Nhận được sự hỗ trợ từ các hiệp hội nghề nghiệp, tiếp cận với các ưu đãi của nhà nước. Khi hoạt động với chức năng mới doanh nghiệp có thể huy động và tham gia các hoạt động kêu gọi vốn đầu tư hay vay vốn của ngân hàng.
– Nhà nước cũng có những chính sách để hỗ trợ hộ kinh doanh chuyển sang doanh nghiệp như:
+ Miễn phí đăng ký hộ doanh nghiệp lần đầu;
+ Miễn lệ phí môn bài cho doanh nghiệp trong 03 năm;
+ Miễn phí thẩm định và lệ phí cấp giấy phép kinh doanh.

Hạn chế:

– Doanh nghiệp phải đóng nhiều loại thuế hơn so với hộ kinh doanh:
+ Thuế môn bài;
+ Thuế giá trị gia tăng;
+ Thuế thu nhập doanh nghiệp;
+ Thuế thu nhập cá nhân cho người lao động.
– Doanh nghiệp phải mở sổ sách kế toán hàng, phải trả lương cho nhân sự kế toán.
– Quy trình tuyển dụng hay sa thải nhân sự phải tuân thủ theo quy định của Pháp luật.
– Có nhiều quy trình thủ tục hành chính phức tạp hơn so với hộ kinh doanh nên chi phí cũng tăng lên.

Hồ sơ chuyển đổi hộ kinh doanh thành doanh nghiệp?

Hồ sơ gồm các giấy tờ sau:
  • Bản chính giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh;
  • Bản sao hợp lệ giấy chứng nhận đăng ký thuế;
  • Điều lệ công ty;
  • Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp;
  • Danh sách thành viên (đối với công ty TNHH hai thành viên trở lên, công ty hợp danh) hoặc danh sách cổ đông sáng lập (đối với công ty cổ phần);
  • Trường hợp thành viên góp vốn thành lập công ty là tổ chức cần bổ sung: Bản sao hợp lệ quyết định thành lập, giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, tài liệu tương đương khác của tổ chức;
  • Bản sao hợp lệ CMND/CCCD/hộ chiếu của người đại theo diện theo pháp luật, của các thành viên, cổ đông;
  • Giấy ủy quyền cho người nộp hồ sơ (nếu người đại diện theo pháp luật không trực tiếp đi nộp hồ sơ);
  • Bản sao hợp lệ CMND/CCCD/hộ chiếu của người được ủy quyền.
Cơ sở pháp lý: Điều 21; Điều 22; Điều 23; Điều 24 và khoản 2 Điều 27 Nghị định 01/2021/NĐ-CP.

Nộp hồ sơ ở đâu?

  • Chủ hộ kinh doanh có thể nộp trực tiếp hồ sơ  trực tiếp tại Phòng Đăng ký kinh doanh – Sở Kế hoạch và Đầu tư tại địa phương nơi có trụ sở chính.
  • Hoặc cũng có thể thực hiện nộp hồ sơ online tại địa chỉ https://dangkykinhdoanh.gov.vn/.

Thời gian cấp GCN đăng ký chuyển đổi từ hộ kinh doanh thành doanh nghiệp?

Trong thời hạn 3 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ. Phòng Đăng ký kinh doanh sẽ cấp GCN đăng ký doanh nghiệp cho hộ kinh doanh muốn chuyển đổi.

Hậu quả pháp lý của việc chuyển đổi hộ kinh doanh thành doanh nghiệp?

Trong thời hạn 02 ngày làm việc kể từ ngày cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Phòng Đăng ký kinh doanh gửi bản sao Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp và bản chính Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh đến Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện nơi hộ kinh doanh đặt trụ sở để thực hiện chấm dứt hoạt động hộ kinh doanh.

Cơ sở pháp lý: khoản 3 Điều 27 Nghị định 01/2021/NĐ-CP.

Contact Me on Zalo