Doanh nghiệp sẽ bị mất trắng nhãn hiệu nếu không đăng ký bảo hộ nhãn hiệu

Cục sở hữu trí tuệ
Cục sở hữu trí tuệ
Cục sở hữu trí tuệ

Điều 87 Luật Sở hữu trí tuệ có quy định Quyền đăng ký nhãn hiệu như sau: Tổ chức, cá nhân có quyền đăng ký nhãn hiệu dùng cho hàng hóa do mình sản xuất hoặc dịch vụ do mình cung cấp. Quy định này không thể loại trừ khả năng một người đã sử dụng nhãn hiệu trong thương mại, nhưng vì chưa đăng ký bảo hộ có thể bị người khác cướp mất nhãn hiệu nếu họ đi đăng ký bảo hộ trước.

Tại một quốc gia đang phát triển như Việt Nam, nhận thức của người dân về Sở hữu trí tuệ vẫn còn hạn chế, thậm chí bị xem nhẹ,… có rất nhiều các cá nhân, tổ chức đang kinh doanh nhưng không ý thức phải đăng ký nhãn hiệu. Đây là điều kiện lý tưởng cho những kẻ “có trình độ cao hơn” dễ dàng ăn cắp nhãn hiệu của người khác bằng cách đơn giản là chỉ cần đi đăng ký bảo hộ nhãn hiệu đó.

Trong thực tế, nhiều doanh nghiệp Việt Nam (kể cả doanh nghiệp lớn hơn) đã bị mất quyền sở hữu nhãn hiệu ngay trên lãnh thổ Việt Nam vì lý do đăng ký bảo hộ muộn.

Những câu chuyện về mất trắng thương hiệu, nhãn hiệu:

Câu chuyện Nhãn hiệu rượu Kim Sơn, Ninh Bình

Địa danh huyện Kim Sơn thuộc Ninh Bình nổi tiếng với Nhà thờ Phát Diệm và sản phẩm rượu Kim Sơn. Ngày 21/10/2002, Công ty TNHH Anh Đào, khu công nghiệp Phú Diễn, xã Cổ Nhuế, huyện Từ Liêm, Hà Nội đã nộp đơn yêu cầu và được Cục SHTT cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu số 46737 bảo hộ nhãn hiệu “rượu nếp Kim Sơn Phát Diệm, hình” cho các sản phẩm rượu thuộc nhóm 33. Ngày 8/4/2005, Công ty TNHH Nga Hải, xã Đồng Hướng, huyện Kim Sơn, Ninh Bình nộp đơn yêu cầu Cục SHTT bảo hộ nhãn hiệu “K S R Kim Sơn, hình” cho sản phẩm rượu Kim Sơn nhưng bị Cục SHTT từ chối vì tương tự gây nhầm lẫn với nhãn hiệu số 46737.

Kẹo dừa Bến Tre

Năm 1998, khi đang có doanh số tiêu thụ tại thị trường Trung Quốc rất cao, nhãn hiệu kẹo dừa Bến Tre của bà Nguyễn Thị Tỏ (tức Hai Tỏ) bỗng sụt giảm nghiêm trong. Qua dò hỏi bà được biết trên thị trường đang có sản phẩm kẹo dừa giả, nhái kẹo dừa Bến Tre. Tháng 8/2008, bà được biết Công ty TNHH Rừng Dừa đã đăng kí độc quyền nhãn hiệu tại Trung Quốc được 8 tháng, chỉ còn ba tháng nữa là được cấp bằng độc quyền.

Nhãn hiệu kẹo dừa Bến Tre của Công ty Đông Á
Nhãn hiệu kẹo dừa Bến Tre của Công ty Đông Á
Cùng người phiên dịch, bà đến trình bày sự việc tại Cục Quản lý hành chính Công thương nhãn hiệu hàng hóa quốc gia nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa, nêu rõ những thiệt hại về kinh tế và luật pháp mà doanh nghiệp làm giả gây ra tại thị trường Trung Quốc và Việt Nam. Đến năm 1999, bà thành công trong việc đòi lại tên cho sản phẩm đặc trưng của Bến Tre.

Câu chuyện của ngân hàng Vietinbank

Như đã biết, Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công thương Việt Nam được thành lập từ năm 1988, có tên giao dịch là Incombank. Trong khoảng 20 năm, Ngân hàng Công thương Việt Nam đã lấy tên thương mại Incombank của mình làm nhãn hiệu dịch vụ mà không đăng ký với Cục Sở hữu trí tuệ.

Các thông tin trong cơ sở dữ liệu của Tổ chức SHTT thế giới WIPO cho thấy đơn nhãn hiệu quốc tế số 603176 ngày 20/05/1993 (5 năm sau khi Ngân hàng Công thương Việt Nam được thành lập) đã đăng ký nhãn hiệu INKOM BANK do một ngân hàng thương mại của Nga đăng ký có chỉ định tại Việt Nam.

Hậu quả là, Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam đã không thể sở hữu hợp pháp nhãn hiệu Incombank ngay trên lãnh thổ Việt Nam. Để có thể xuất khẩu dịch vụ tài chính, ngân hàng ra thị trường nước ngoài thì Ngân hàng Công thương Việt Nam đã buộc phải thay đổi nhãn hiệu thành Vietinbank. Giả định rằng, trước ngày 20/05/1993, Ngân hàng Công thương Việt Nam đã nộp đơn cho Cục SHTT yêu cầu bảo hộ nhãn hiệu Incombank thì đơn nhãn hiệu quốc tế số 603176 đã bị vô hiệu khi chỉ định bảo hộ nhãn hiệu Inkombank tại Việt Nam.

Địa chỉ đăng ký bảo hộ nhãn hiệu tại Quảng Ngãi:

  • Địa chỉ: 120/1 Đường Phạm Văn Đồng – Tp Quảng Ngãi, Tỉnh Quảng Ngãi.
  • Hotline: 0935613593 – 0935065689

 

Contact Me on Zalo