Tư vấn thành lập công ty TNHH một thành viên tại Quảng Ngãi

TƯ VẤN THÀNH LẬP CÔNG TY TNHH MỘT THÀNH VIÊN TẠI QUẢNG NGÃI

Bạn đang có ý tưởng kinh doanh và đang tìm hiểu về công ty TNHH một thành viên. Vậy công ty TNHH một thành viên là gì? Đặc điểm của loại hình doanh nghiệp này như thế nào? Mời quý vị cùng Brandsvip- Đơn vị chuyên tư vấn thành lập công ty TNHH một thành viên tại Quảng Ngãi, đọc bài viết sau nhé.

TƯ VẤN THÀNH LẬP CÔNG TY TNHH MỘT THÀNH VIÊN TẠI QUẢNG NGÃI
TƯ VẤN THÀNH LẬP CÔNG TY TNHH MỘT THÀNH VIÊN TẠI QUẢNG NGÃI

Công ty trách nhiệm hữu hạn (TNHH) một  thành viên là gì?

Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên là doanh nghiệp do một tổ chức hoặc một cá nhân làm chủ sở hữu. (sau đây gọi là chủ sở hữu công ty). Chủ sở hữu công ty chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi số vốn điều lệ của công ty.

Cơ sở pháp lý: khoản 1 Điều 74 Luật Doanh nghiệp năm 2020.

Đặc điểm của công ty TNHH một thành viên tại Quảng Ngãi?

Công ty TNHH một thành viên có những đặc điểm sau đây:

  • Do một thành viên là tổ chức hoặc cá nhân làm chủ sở hữu.
  • Chủ sở hữu công ty chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi số vốn điều lệ của công ty.
  • Có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
  • Chủ sở hữu công ty có thể chuyển nhượng một phần hoặc toàn bộ phần vốn góp của mình cho người khác.
  • Không được quyền phát hành cổ phần trừ trường hợp để chuyển đổi thành công ty cổ phần.
  • Được phát hành trái phiếu theo quy định pháp luật.

Cơ sở pháp lý: Điều 74, Điều 76 Luật Doanh nghiệp năm 2020.

Ai có quyền đăng ký thành lập công ty TNHH một thành viên tại Quảng Ngãi?

Tổ chức, cá nhân đăng ký thành lập công ty phải đáp ứng các điều kiện sau

  • Tổ chức có tư cách pháp nhân;
  • Cá nhân từ đủ 18 tuổi; có đầy đủ năng lực hành vi dân sự
  • Không thuộc các đối tượng bị nhà nước cấm thành lập công ty theo quy định tại Điều 17 Luật doanh nghiệp 2020.

Cơ sở pháp lý: Điều 17 Luật Doanh nghiệp năm 2020.

Lưu ý về tên công ty khi đăng ký thành lập doanh nghiệp tại Quảng Ngãi

  • Tên tiếng Việt của công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên phải bao gồm hai thành tố:

+ Loại hình doanh nghiệp: Công ty TNHH/Công ty trách nhiệm hữu hạn.

+ Tên riêng.

  • Tên doanh nghiệp phải được gắn tại trụ sở chính, chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp.
  • Tên công ty phải được in hoặc viết trên các giấy tờ giao dịch, hồ sơ tài liệu và ấn phẩm do doanh nghiệp phát hành.
  • Không thuộc các trường hợp bị cấm theo quy định tại Điều 38 Luật doanh nghiệp 2020.
  • Không được trùng hoặc gây nhầm lẫn với tên doanh nghiệp đã đăng ký.

Cơ sở pháp lý: Điều 37, Điều 38 và Điều 41 Luật Doanh nghiệp năm 2020.

Điều kiện về ngành, nghề đăng ký kinh doanh khi thành lập công ty TNHH tại Quảng Ngãi?

  • Doanh nghiệp được tự do kinh doanh trong những ngành nghề mà pháp luật không cấm, nhưng các ngành nghề đó phải nằm trong hệ thống mã ngành kinh tế Việt Nam. Nếu ngành nghề đó chưa được quy định rõ thì có thể đăng ký chi tiết ngành nghề dự định kinh doanh. Theo quyết định số 27/2018/QĐ-TTg.
  • Đối với những ngành, nghề có điều kiện thì doanh nghiệp phải đảm bảo đáp ứng được điều kiện của từng ngành nghề theo quy định của pháp luật.
  • Đối với nhà đầu tư nước ngoài, thì ngành nghề kinh doanh phải phù hợp với Biểu cam kết WTO, phù hợp với hình thức đầu tư và tỉ lệ sở hữu trong công ty theo từng ngành nghề cụ thể.

Cơ sở pháp lý:

– Quyết định 27/2018/QĐ-TTg.
– Luật Đầu tư năm 2020
– Nghị định 31/2021/NĐ-CP hướng dẫn Luật Đầu tư năm 2020.
– Luật Doanh nghiệp năm 2020.
– Nghị định 01/2021/NĐ-CP về đăng ký doanh nghiệp.

Hồ sơ đăng ký doanh nghiệp đối với công ty TNHH một thành viên tại Quảng Ngãi?

1. Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp.
2. Điều lệ công ty.
3. Bản sao các giấy tờ sau đây:
  • Giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp;
  • Giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với chủ sở hữu công ty là cá nhân.
  • Giấy tờ pháp lý của tổ chức đối với chủ sở hữu công ty là tổ chức. (Trừ trường hợp chủ sở hữu công ty là Nhà nước).
  • Giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với người đại diện theo ủy quyền và văn bản cử người đại diện theo ủy quyền.
  • Đối với chủ sở hữu công ty là tổ chức nước ngoài thì bản sao giấy tờ pháp lý của tổ chức phải được hợp pháp hóa lãnh sự;
  • Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với trường hợp doanh nghiệp được thành lập bởi nhà đầu tư nước ngoài hoặc tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài theo quy định tại Luật Đầu tư và các văn bản hướng dẫn thi hành.

Cơ sở pháp lý: Điều 24 Nghị định 01/2021/NĐ-CP về đăng ký doanh nghiệp.

Ưu, nhược điểm của công ty TNHH một thành viên

Ưu điểm:

  • Chủ đầu tư có thể là cá nhân hoặc tổ chức. (Mở rộng đối tượng hơn doanh nghiệp tư nhân);
  • Chủ sở hữu có toàn quyền quyết định mọi vấn đề liên quan đến hoạt động của công ty;
  • Trách nhiệm về tài sản là trách nhiệm hữu hạn trong phạm vi số vốn điều lệ. Vì vậy, hạn chế được rủi ro khi tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh.
  • Cơ cấu tổ chức, gọn nhẹ, linh động.
  • Có thể huy động vốn thông qua việc phát hành trái phiếu.

Nhược điểm:

  • Do trách nhiệm tài sản của công ty TNHH là trách nhiệm tài sản hữu hạn nên không tạo được sự tin tưởng cũng như uy tín của công ty đối với nhà đầu tư bên ngoài.
  • Khi góp vốn, chủ sở hữu phải làm thủ tục chuyển nhượng quyền sở hữu tài sản góp vốn sang cho công ty. Do đó, làm hạn chế khả năng sử dụng tài sản góp vốn của chủ đầu tư;
  • Không được phát hành cổ phiếu để huy động vốn. Vì vậy, công ty sẽ không có nhiều vốn để thực hiện các hoạt động kinh doanh có quy mô lớn. Và làm hạn chế khả năng tăng trưởng của doanh nghiệp.
  • Nếu có nhu cầu huy động thêm vốn góp của cá nhân, tổ chức khác. Sẽ phải thực hiện thủ tục chuyển đổi loại hình doanh nghiệp sang công ty TNHH hai thành viên trở lên hoặc công ty cổ phần.
Contact Me on Zalo