Quy trình đăng ký nhãn hiệu tại Quảng Ngãi

Quy trình đăng ký nhãn hiệu tại Quảng Ngãi

Hiện nay, nhu cầu đăng ký nhãn hiệu đang được nhiều doanh nghiệp quan tâm và chú trọng, bởi nhiều doanh nghiệp lợi dụng việc chưa đăng ký nhãn hiệu của các chủ thể thu lợi bất chính sản xuất ra những sản phẩm tương tự, hàng nhái, hàng giả. Để tránh rủi ro pháp lý không đáng có doanh nghiệp của bạn phải đăng ký bảo hộ nhãn hiệu. Do đó, để hiểu rõ hơn về quy trình đăng ký nhãn hiệu như thế nào, mời các bạn tham khảo bài viết dưới đây.

Quy trình tư vấn đăng ký nhãn hiệu tại Quảng Ngãi

  1.  Hướng dẫn tra cứu nhãn hiệu
  2.  Phân loại sản phẩm/dịch vụ.
  3.  Soạn thảo hồ sơ đăng ký nhãn hiệu
  4. Nộp đơn và theo dõi đơn đăng ký
Quy trình đăng ký nhãn hiệu tại Quảng Ngãi
Quy trình đăng ký nhãn hiệu tại Quảng Ngãi

Trước tiên, để đăng ký nhãn hiệu, bạn cần phải tra cứu nhãn hiệu. Tra cứu nhãn hiệu là một thủ tục không bắt buộc nhưng là bước rất quan trọng khi đăng ký nhãn hiệu nhằm giúp người đăng ký nhãn hiệu tiết kiệm được thời gian và biết được nhãn hiệu của mình có trùng hoặc tương tự với những nhãn hiệu đã được bảo hộ hay không?

Hướng dẫn cách tra cứu nhãn hiệu tại Quảng Ngãi

Bước 1: Truy cập vào website: http://iplib.noip.gov.vn/WebUI/WSearch.php

Bước 2: Nhập tên thông tin nhãn hiệu mà bạn muốn tra cứu

Bước 3: Tra cứu nhãn hiệu

Phân loại sản phẩm/dịch vụ

Việc xác định sản phẩm của bạn thuộc nhóm sản phẩm/dịch vụ nào đóng vai trò rất quan trọng. Bởi nếu bạn đăng ký càng nhiều nhóm sản phẩm/dịch vụ thì phạm vi bảo hộ càng rộng. Do đó, khi soạn đơn đăng ký bạn cần xác định nhóm sản phẩm/dịch vụ dựa trên Bảng phân loại hàng hóa, dịch vụ Nice.

Hồ sơ đăng ký nhãn hiệu tại Quảng Ngãi

* Đối với đăng ký nhãn hiệu thông thường:

– 02 Tờ khai đăng ký nhãn hiệu, đánh máy theo mẫu số: 04-NH Phụ lục A của Thông tư 01/2007/TT-BKHCN

– 08 Mẫu nhãn hiệu kèm theo.

Mẫu nhãn hiệu phải được trình bày rõ ràng với kích thước  80mm x 80mm.

– Bản sao chứng từ nộp phí, lệ phí.

* Đối với đăng ký nhãn hiệu tập thể và nhãn hiệu chứng nhận

Ngoài các tài liệu nêu trên cần phải có thêm các tài liệu sau:

– Quy chế sử dụng nhãn hiệu tập thể hoặc nhãn hiệu chứng nhận;

– Bản thuyết minh về tính chất, chất lượng đặc trưng (hoặc đặc thù) của sản phẩm mang nhãn hiệu (nếu nhãn hiệu được đăng ký là nhãn hiệu tập thể dùng cho sản phẩm có tính chất đặc thù hoặc là nhãn hiệu chứng nhận chất lượng của sản phẩm hoặc là nhãn hiệu chứng nhận nguồn gốc địa lý của đặc sản địa phương);

– Bản đồ khu vực địa lý (nếu nhãn hiệu đăng ký là nhãn hiệu chứng nhận nguồn gốc địa lý của sản phẩm, hoặc nhãn hiệu chứa địa danh hoặc dấu hiệu chỉ nguồn gốc địa lý của đặc sản địa phương).

– Văn bản của Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương cho phép sử dụng địa danh hoặc dấu hiệu khác chỉ nguồn gốc địa lý của đặc sản địa phương để đăng ký nhãn hiệu (nếu nhãn hiệu đăng ký là nhãn hiệu tập thể, nhãn hiệu chứng nhận có chứa địa danh hoặc dấu hiệu khác chỉ nguồn gốc địa lý của đặc sản địa phương).

Xem thêm: Hồ sơ đăng ký nhãn hiệu Quảng Ngãi

Nộp đơn và theo dõi đơn đăng ký nhãn hiệu tại Quảng Ngãi

Bước 1: Nộp đơn và tiếp nhận đơn

Đơn đăng ký có thể nộp trực tiếp hoặc gửi qua đường bưu điện tới trụ sở của Cục Sở hữu trí tuệ hoặc 02 văn phòng đại diện của Cục.Khi nhận được đơn, Cục Sở hữu trí tuệ kiểm tra tài liệu đơn và đối chiếu với danh mục tài liệu ghi trong tờ khai để kết luận có tiếp nhận đơn hay không:

Trường hợp đơn có đủ các tài liệu thì cán bộ nhận đơn tiếp nhận đơn, đóng dấu xác nhận ngày nộp đơn, số đơn vào các tờ khai và gửi một bản tờ khai cho người nộp đơn.Trường hợp đơn thiếu một trong các tài liệu thì cán bộ nhận đơn từ chối tiếp nhận đơn hoặc gửi  thông báo từ chối tiếp nhận đơn cho người nộp đơn (nếu đơn nộp qua bưu điện).

Bước 2: Thẩm định hình thức đơn

Thẩm định hình thức đơn là việc kiểm tra việc tuân thủ các quy định về hình thức đối với đơn, từ đó đưa ra kết luận đơn có được coi là hợp lệ hay không.

Bước 3: Công bố đơn

Thông tin liên quan đến đơn đã được chấp nhận hợp lệ được Cục Sở hữu trí tuệ công bố trên Công báo sở hữu công nghiệp.

Bước 4: Thẩm định nội dung đơn

thẩm định nội dung đơn là đánh giá khả năng được bảo hộ của đối tượng nêu trong đơn theo các điều kiện bảo hộ, xác định phạm vi bảo hộ tương ứng.

Bước 5: Cấp văn bằng bảo hộ

 

Contact Me on Zalo