Giấy chứng nhận mã số mã vạch hết hạn có cần làm lại không?

Giấy chứng nhận mã số mã vạch hết hạn có cần làm lại không?

Các tổ chức, cá nhân thường không để ý việc làm giấy chứng nhận mã số mã vạch khi hết thời hạn hiệu lực. Vậy, có cần thiết phải làm lại giấy chứng nhận hay không? Nếu không làm lại giấy chứng nhận mà vẫn tiếp tục sử dụng mã số, mã vạch bị xử lý như thế nào? Mời quý vị cùng xem bài viết sau.

Giấy chứng nhận mã số mã vạch hết hạn có cần làm lại không?
Giấy chứng nhận mã số mã vạch hết hạn có cần làm lại không?

Cơ sở pháp lý:

  • Nghị định 132/2008/NĐ-CP;
  • Nghị định 74/2018/NĐ-CP;
  • Nghị định 119/2017/NĐ-CP;
  • Thông tư 10/2020/TT-BKHCN;
  • Nghị định 126/2017/NĐ-CP;
  • Nghị định 13/2022/NĐ-CP.

Mã số là gì?

Mã số là một dãy số hoặc chữ được sử dụng để định danh sản phẩm, dịch vụ, địa điểm, tổ chức, cá nhân.
Cơ sở pháp lý: khoản 1 Điều 3 Thông tư 10/2020/TT-BKHCN.

Mã vạch là gì?

Mã vạch là phương thức lưu trữ và truyền tải thông tin của mã số bằng: loại ký hiệu vạch tuyến tính (mã vạch một chiều); tập hợp điểm (Data Matrix, QRcode, PDF417 và các mã vạch hai chiều khác); chip nhận dạng qua tần số vô tuyến (RFID) và các công nghệ nhận dạng khác.
Cơ sở pháp lý: khoản 2 Điều 3 Thông tư 10/2020/TT-BKHCN.

Thời hạn hiệu lực của giấy chứng nhận mã số mã vạch ?

Thời hạn hiệu lực của Giấy chứng nhận là:
  • Trong trường hợp cấp mới không quá 03 năm kể từ ngày cấp.
  • Trong trường hợp cấp lại ghi theo thời hạn hiệu lực của Giấy chứng nhận quyền sử dụng đã được cấp.
Cơ sở pháp lý: khoản 4 Điều 6 Thông tư 10/2020/TT-BKHCN.

Giấy chứng nhận mã số mã vạch hết hạn có cần làm lại không?

Trường hợp tổ chức muốn tiếp tục sử dụng mã số, mã vạch:

  • Phải nộp phí cấp và phí duy trì quyền sử dụng mã số, mã vạch theo quy định;
  • Phải thực hiện đăng ký cấp lại Giấy chứng nhận quyền sử dụng sau khi hết thời hạn hiệu lực.

Trường hợp tổ chức không muốn tiếp tục sử dụng mã số mã vạch:

  • Phải thông báo bằng văn bản;
  • Và nộp lại Giấy chứng nhận quyền sử dụng cho cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền.
Cơ sở pháp lý: khoản 1 Điều 19b Nghị định 74/2018/NĐ-CP, sửa đổi bổ sung bởi Thông tư 10/2020/TT-BKHCN.
Sử dụng mã số mã vạch khi giấy chứng nhận hết hiệu lực bị xử lý như thế nào?
  • Tiếp tục sử dụng khi giấy chứng nhận quyền sử dụng hết hiệu lực. Tùy theo tính chất mức độ của hành vi sẽ bị phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng.
  • Nếu tiếp tục mã số mã vạch đã bị thu hồi thì bị phạt tiền từ 6.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng.
  • Ngoài ra, còn áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả như:

+ Buộc thu hồi sản phẩm, hàng hóa;

+ Loại bỏ và tiêu hủy mã số mã vạch vi phạm;

+ Buộc tiêu hủy hàng hóa trong trường hợp không thể tách rời mã số mã vạch vi phạm ra khỏi sản phẩm, hàng hóa.

Cơ sở pháp lý: điểm b khoản 1, điểm b khoản 2 và khoản 6 Điều 32. Nghị định 119/2017/NĐ-CP, sửa đổi bổ sung bởi Nghị định 126/2021/NĐ-CP.

Hồ sơ đăng ký cấp lại Giấy chứng nhận mã số mã vạch cần những gì?

– Công văn yêu cầu cấp Giấy chứng nhận
– Đơn đăng ký sử dụng mã số, mã vạch. Theo quy định tại Mẫu số 12 Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 13/2022/NĐ-CP.
– Bản sao:
+ Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp;
+ Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư;
+ Hoặc Quyết định thành lập đối với trường hợp thay đổi tên, địa chỉ.
– Bản chính Giấy chứng nhận. (Trừ trường hợp bị mất và phải ghi rõ ở công văn xin cấp lại).
– Giấy ủy quyền. (Nếu có).
– Biên lai chứng minh đã đóng phí.
Cơ sở pháp lý:
– điểm a khoản 1 Điều 19c Nghị định 74/2018/NĐ-CP, sửa đổi bổ sung bởi Nghị định 13/2022/NĐ-CP;
– điểm b khoản 1 Điều 6 Thông tư 10/2020/TT-BKHCN.

Hình thức nộp hồ sơ đăng ký cấp lại Giấy chứng nhận?

Sau khi hoàn tất hồ sơ nộp trực tiếp hoặc gửi theo đường bưu điện về:

  • Trung tâm mã số mã vạch quốc gia.
  • Địa chỉ: Tầng 2, Nhà H, số 8 Hoàng Quốc Việt, Quận Cầu Giấy, TP. Hà Nội.
Contact Me on Zalo