MỤC LỤC
- 1 Nhãn hiệu là gì?
- 2 Văn bằng bảo hộ nhãn hiệu là gì?
- 3 Hiệu lực của giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu tại Việt Nam?
- 4 Văn bằng bảo hộ nhãn hiệu bị chấm dứt hiệu lực khi nào?
- 5 Nơi nộp hồ sơ yêu cầu chấm dứt hiệu lực văn bằng bảo hộ ở đâu?
- 6 Hồ sơ yêu cầu chấm dứt hiệu lực văn bằng bảo hộ?
- 7 Brandsvip đơn vị chuyên tư vấn, hỗ trợ dịch vụ liên quan đến chấm dứt hiệu lực Văn bằng bảo hộ nhãn hiệu
Chủ sở hữu nhãn hiệu cần hiểu rõ các vấn đề liên quan đến hiệu lực của giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu của mình. Để tránh trường hợp khi đang sử dụng văn bằng bảo hộ nhãn hiệu thì bị chấm dứt hiệu lực. Vậy, hiệu lực của giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu bị chấm dứt trong trường hợp nào? Mời quý vị theo dõi bài viết sau.
Nhãn hiệu là gì?
Nhãn hiệu là dấu hiệu dùng để phân biệt hàng hoá, dịch vụ của các tổ chức, cá nhân khác nhau.
Cơ sở pháp lý: khoản 16 Điều 4 Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005, sửa đổi bổ sung năm 2022.
Văn bằng bảo hộ nhãn hiệu là gì?
Văn bằng bảo hộ nhãn hiệu là văn bản do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp cho tổ chức, cá nhân nhằm xác lập quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu.
Cơ sở pháp lý: khoản 25 Điều 4 Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005, sửa đổi bổ sung năm 2022.
Hiệu lực của giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu tại Việt Nam?
- Về không gian: Có hiệu lực trên toàn lãnh thổ Việt Nam.
- Về thời gian: Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu có hiệu lực từ ngày cấp đến hết mười năm kể từ ngày nộp đơn. Có thể gia hạn nhiều lần liên tiếp, mỗi lần mười năm.
Văn bằng bảo hộ nhãn hiệu bị chấm dứt hiệu lực khi nào?
Văn bằng bảo hộ nhãn hiệu bị chấm dứt toàn bộ hoặc một phần hiệu lực trong các trường hợp sau đây:
- Chủ văn bằng bảo hộ không nộp phí, lệ phí để duy trì hiệu lực. Hoặc gia hạn hiệu lực theo quy định;
- Chủ văn bằng bảo hộ tuyên bố từ bỏ quyền sở hữu công nghiệp;
- Chủ văn bằng bảo hộ không còn tồn tại. Hoặc chủ Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu không còn hoạt động kinh doanh. Mà không có người kế thừa hợp pháp;
- Nhãn hiệu không được chủ sở hữu. Hoặc người được chủ sở hữu cho phép sử dụng trong thời hạn năm năm liên tục trước ngày có yêu cầu chấm dứt hiệu lực mà không có lý do chính đáng. Trừ trường hợp việc sử dụng được bắt đầu hoặc bắt đầu lại trước ít nhất ba tháng tính đến ngày có yêu cầu chấm dứt hiệu lực;
- Chủ Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu đối với nhãn hiệu tập thể không kiểm soát. Hoặc kiểm soát không có hiệu quả việc thực hiện quy chế sử dụng nhãn hiệu tập thể;
- Chủ Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu đối với nhãn hiệu chứng nhận vi phạm quy chế sử dụng nhãn hiệu chứng nhận. Hoặc không kiểm soát, kiểm soát không có hiệu quả việc thực hiện quy chế sử dụng nhãn hiệu chứng nhận;
- Việc sử dụng nhãn hiệu được bảo hộ cho hàng hóa, dịch vụ bởi chủ sở hữu nhãn hiệu. Hoặc người được chủ sở hữu nhãn hiệu cho phép làm cho người tiêu dùng hiểu sai lệch về bản chất, chất lượng. Hoặc nguồn gốc địa lý của hàng hóa hoặc dịch vụ đó;
- Nhãn hiệu được bảo hộ trở thành tên gọi thông thường của hàng hóa, dịch vụ đăng ký cho chính nhãn hiệu đó.
Cơ sở pháp lý: Điều 95 Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005, sửa đổi bổ sung năm 2022.
Như vậy, Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu sẽ chấm dứt hiệu lực khi chủ sở hữu không nộp lệ phí duy trì hiệu lực. Hoặc có quyền yêu cầu chấm dứt hiệu lực nhãn hiệu của chủ sở hữu nhãn hiệu. Hoặc tổ chức, cá nhân sẽ có quyền yêu cầu cơ quan có thẩm quyền chấm dứt hiệu lực nhãn hiệu. Với điều kiện phải nộp phí và lệ phí, và cơ quan có thẩm quyền đó mới tiến hành xem xét để đưa ra quyết định chấm dứt hiệu lực nhãn hiệu.
Nơi nộp hồ sơ yêu cầu chấm dứt hiệu lực văn bằng bảo hộ ở đâu?
Nộp hồ sơ đến Cục Sở hữu trí tuệ theo các cách thức sau:
- Trực tuyến qua Hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính của Bộ Khoa học và Công nghệ.
- Trực tiếp hoặc qua dịch vụ bưu chính tới:
+ Trụ sở Cục Sở hữu trí tuệ tại Hà Nội;
+ Hoặc 2 Văn phòng đại diện của Cục tại TP. Hồ Chí Minh và Đà Nẵng.
Hồ sơ yêu cầu chấm dứt hiệu lực văn bằng bảo hộ?
- Tờ khai yêu cầu chấm dứt hiệu lực văn bằng bảo hộ. (Theo Mẫu số 08 tại Phụ lục II của Nghị định số 65/2023/NĐ-CP);
- Chứng cứ (nếu có);
- Văn bản ủy quyền (trường hợp yêu cầu được nộp thông qua đại diện);
- Bản giải trình lý do yêu cầu:
+ Nêu rõ số văn bằng;
+ Lý do đề nghị chấm dứt;
+ Căn cứ pháp luật đề nghị chấm dứt;
+ Nội dung đề nghị chấm dứt một phần hoặc toàn bộ hiệu lực văn bằng bảo hộ;
+ Các tài liệu liên quan.
- Bản sao chứng từ nộp phí, lệ phí. (Trường hợp nộp phí, lệ phí qua dịch vụ bưu chính. Hoặc nộp trực tiếp vào tài khoản của cơ quan quản lý nhà nước về quyền sở hữu công nghiệp).
*Lưu ý: Trong một đơn có thể yêu cầu chấm dứt hiệu lực một hoặc nhiều văn bằng bảo hộ. Nếu có cùng một lý lẽ, với điều kiện người yêu cầu phải nộp phí, lệ phí theo quy định đối với từng văn bằng bảo hộ.
Cơ sở pháp lý: khoản 2 Điều 32 Nghị định số 65/2023/NĐ-CP.
Brandsvip đơn vị chuyên tư vấn, hỗ trợ dịch vụ liên quan đến chấm dứt hiệu lực Văn bằng bảo hộ nhãn hiệu
- Tư vấn, tra cứu thông tin tình hình sử dụng nhãn hiệu tại Việt Nam;
- Tư vấn điều kiện chấm dứt hiệu lực Văn bằng bảo hộ nhãn hiệu;
- Đại diện khách hàng làm việc với cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện thủ tục tra cứu tình hình sử dụng nhãn hiệu và chấm dứt hiệu lực Văn bằng bảo hộ nhãn hiệu;
- Tư vấn, soạn thảo hồ sơ liên quan đến thủ tục tra cứu tình hình sử dụng nhãn hiệu;
- Tư vấn, soạn thảo hồ sơ, phúc đáp các công văn của Cục Sở hữu trí tuệ liên quan đến thủ tục chấm dứt hiệu lực Văn bằng bảo hộ nhãn hiệu;
- Tư vấn các vấn đề pháp lý, sở hữu trí tuệ cho khách hàng sau khi thực hiện thủ tục;
- Báo cáo tiến độ và tư vấn các bước kế tiếp cho khách hàng.
Brandsvip rất vui và tự hào khi được đồng hành cùng khách hàng. Sự thành công của khách hàng chính là thành công của Brandsvip.