Tư vấn về ghi nhãn hàng hóa thực phẩm theo Nghị định 43/2017 NĐ-CP

Nhãn hàng hóa sản phẩm

Công ty tư vấn đầu tư Brandsvip là đơn vị chuyên cung cấp dịch vụ tư vấn quy định về ghi nhãn hàng hóa thực phẩm theo Nghị định 43/2017 NĐ-CP tại Quảng Ngãi. Chúng tôi luôn cam kết cung cấp dịch vụ chất lượng, uy tín tốt nhất cho tất cả các doanh nghiệp có nhu cầu liên hệ với chúng tôi để được tư vấn

Ghi nhãn hàng hóa, sản phẩm là gì?

Theo Nghị định 43/2017 NĐ-CP thì ghi nhãn sản phẩm, hàng hóa là thể hiện nội dung cơ bản, và cần thiết về sản phẩm lên trên nhãn hàng hóa để người tiêu dùng nhận biết và làm căn cứ lựa chọn, tiêu thụ, sử dụng; để nhà sản xuất kinh doanh có thể thông tin, quảng bá cho hàng hóa của mình cũng như để các cơ quan chức năng thực hiện việc kiểm tra và kiểm soát.

Nhãn hàng hóa sản phẩm
Nhãn hàng hóa sản phẩm

Một số quy định về ghi nhãn hàng hóa thực phẩm

Ngôn ngữ trình bày nhãn hàng hóa

  • Nội dung bắt buộc thể hiện trên nhãn hàng hóa phải được ghi bằng tiếng Việt.
  • Hàng hóa được sản xuất và lưu thông trong nước ngoài việc ghi nhãn bằng tiếng Việt, nội dung thể hiện trên nhãn có thể được ghi bằng ngôn ngữ khác. Nội dung ghi bằng ngôn ngữ khác phải tương ứng nội dung tiếng Việt. Kích thước chữ được ghi bằng ngôn ngữ khác không được lớn hơn kích thước chữ của nội dung ghi bằng tiếng Việt.
  • Hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam mà trên nhãn chưa thể hiện hoặc thể hiện chưa đủ những nội dung bắt buộc bằng tiếng Việt thì phải có nhãn phụ thể hiện những nội dung bắt buộc bằng tiếng Việt và giữ nguyên nhãn gốc của hàng hóa. Nội dung ghi bằng tiếng Việt phải tương ứng với nội dung ghi trên nhãn gốc.

Nội dung bắt buộc phải thể hiện trên nhãn hàng hóa

Lương thực

  • Định lượng
  • Ngày sản xuất
  • Hạn sử dụng
  • Thông tin cảnh báo (nếu có)

Thực phẩm

  • Định lượng
  • Ngày sản xuất
  • Hạn sử dụng
  • Thành phần hoặc thành phần định lượng
  • Thông tin cảnh báo
  • Hướng dẫn sử dụng, hướng dẫn bảo quản

Tên hàng hóa

  • Tên hàng hóa phải ở vị trí dễ thấy, dễ đọc trên nhãn hàng hóa.
  • Chữ viết tên hàng hóa phải là chữ có kích thước lớn nhất so với các nội dung bắt buộc khác trên nhãn hàng hóa.
  • Tên hàng hóa ghi trên nhãn do tổ chức, cá nhân sản xuất hàng hóa tự đặt.
  • Tên hàng hóa không được làm hiểu sai lệch về bản chất, công dụng và thành phần của hàng hóa.
  • Trường hợp tên của thành phần được sử dụng làm tên hay một phần của tên hàng hóa thì thành phần đó bắt buộc phải ghi định lượng.

Ngày sản xuất, hạn sử dụng

  • Ngày sản xuất, hạn sử dụng thực phẩm ghi theo thứ tự ngày, tháng, năm dương lịch. Trường hợp ghi theo thứ tự khác phải có chú thích thứ tự đó bằng tiếng Việt.
  • Đối với thực phẩm đông lạnh nhập khẩu, ngày sản xuất là ngày cấp đông lần đầu tiên của sản phẩm . Hạn sử dụng là ngày được nhà sản xuất tại nước sản xuất ghi ở trên bao bì hàng hóa xuất khẩu.

Ghi thành phần, thành phần định lượng

  • Ghi thành phần là ghi tên nguyên liệu kể cả các chất phụ gia dùng để sản xuất ra sản thực phẩm và tồn tại trong thành phẩm kể cả các trường hợp hình thức nguyên liệu đã bị thay đổi.
  • Trường hợp tên thành phần được ghi trên nhãn thực phẩm để gây sự chú ý đối với thực phẩm thì thành phần đó buộc phải ghi định lượng.
  • Đối với thực phẩm phải ghi thành phần theo thứ tự từ cao đến thấp về khối lượng.
  • Đối với thực phẩm thủy sản nếu cần bổ sung nguyên liệu khác, chất phụ gia thực phẩm thì ghi thêm thành phần định lượng của nguyên liệu khác và phụ gia thực phẩm tương ứng.

Lợi ích của việc đăng ký ghi nhãn hàng hóa thực phẩm

  • Được pháp luật bảo vệ
  • Giúp bạn khẳng định quyền sở hữu của mình đối với sản phẩm.
  • Khi có bất kỳ đối tượng nào có hành vi xâm phạm nhãn hiệu sản phẩm của doanh nghiệp, bạn có quyền khởi kiện để được luật pháp Nhà nước bảo vệ.
  • Dễ dàng quảng bá thương hiệu sản phẩm.
  • Tránh khả năng nhầm lẫn

Địa chỉ liên hệ tư vấn tại Quảng Ngãi:

  • 120/1 Phạm Văn Đồng – Tp Quảng Ngãi, tỉnh Quảng Ngãi.
  • Hotline: 0935613593 – 0935065689
Contact Me on Zalo