Tư vấn ghi nhãn phụ hàng hóa

Tư vấn ghi nhãn phụ hàng hóa

Trước cơ chế mở rộng thị trường, số lượng hàng hóa nhập khẩu vào nước ta ngày càng nhiều, nhằm đảm bảo quyền lợi, bảo vệ người tiêu dùng Việt Nam, pháp luật đã có những quy định cụ thể về nhãn phụ để giúp người tiêu dùng có thể nắm được các thông tin cơ bản về sản phẩm, từ đó đưa ra sự lựa chọn phù hợp. Nếu bạn đang tìm kiếm đơn vị tư vấn ghi nhãn phụ hàng hóa, hãy liên hệ ngày với Brandsvip, chúng tôi sẽ hỗ trợ bạn.

Cơ sở pháp lý

Nghị định 43/2017/NĐ-CP (sửa đổi bởi Nghị định 111/2021/NĐ-CP)

Tư vấn ghi nhãn phụ hàng hóa
Tư vấn ghi nhãn phụ hàng hóa

Nhãn phụ hàng hóa là gì?

Theo quy định tại khoản 4 Điều 3 Nghị định 43/2017/NĐ-CP, ta có thể hiểu:

Nhãn phụ là nhãn thể hiện những nội dung bắt buộc được dịch từ nhãn gốc của hàng hóa bằng tiếng nước ngoài ra tiếng Việt và bổ sung những nội dung bắt buộc bằng tiếng Việt theo quy định của pháp luật Việt Nam mà nhãn gốc của hàng hóa còn thiếu;

Như vậy, nếu nhãn gốc hàng hóa nhập khẩu thiếu những nội dung bắt buộc bằng tiếng Việt theo quy định của pháp luật Việt Nam thì phải bổ sung thêm nhãn phụ. Nhãn phụ hay còn được gọi là tem phụ là một loại tem nhãn được dán chắc chắn trên hàng hóa hoặc bao bì sản phẩm để thể hiện các thông tin cần thiết về hàng hóa dịch từ nhãn gốc tiếng nước ngoài sang tiếng Việt Nam.

Vị trí của nhãn phụ hàng hóa

Nhãn phụ phải được gắn trên hàng hóa hoặc bao bì thương phẩm của hàng hóa và không được che khuất những nội dung bắt buộc của nhãn gốc.

Trách nhiệm ghi nhãn phụ hàng hóa

  • Tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm ghi nhãn hàng hóa kể cả nhãn phụ phải bảo đảm ghi nhãn trung thực, rõ ràng, chính xác, phản ánh đúng bản chất của hàng hóa.
  • Hàng hóa sản xuất để lưu thông trong nước thì tổ chức, cá nhân sản xuất phải chịu trách nhiệm thực hiện ghi nhãn hàng hóa. Trong trường hợp tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm ghi nhãn hàng hóa yêu cầu tổ chức, cá nhân khác thực hiện việc ghi nhãn thì tổ chức, cá nhân đó vẫn phải chịu trách nhiệm về nhãn hàng hóa của mình.
  • Trong trường hợp hàng hóa xuất khẩu không xuất khẩu được hoặc bị trả lại, đưa ra lưu thông trên thị trường thì tổ chức, cá nhân đưa hàng hóa ra lưu thông phải ghi nhãn theo quy định
  • Tổ chức, cá nhân nhập khẩu hàng hóa vào Việt Nam phải ghi nhãn theo quy định về nội dung bắt buộc thể hiện trên nhãn hàng hóa nhập khẩu.

Những hàng hóa không phải ghi nhãn phụ

Theo khoản 5 Điều 8 Nghị định 43/2017/NĐ-CP, những hàng hóa sau đây không phải ghi nhãn phụ:
  • Linh kiện nhập khẩu để thay thế các linh kiện bị hỏng trong dịch vụ bảo hành hàng hóa của tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm đối với hàng hóa đó, không bán ra thị trường;
  • Nguyên liệu, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm, linh kiện nhập khẩu về để sản xuất, không bán ra thị trường.

Ngôn ngữ ghi nhãn phụ hàng hóa

Khoản 3 Điều 7 Nghị định 43/2017/NĐ-CP quy định:

Hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam mà trên nhãn chưa thể hiện hoặc thể hiện chưa đủ những nội dung bắt buộc bằng tiếng Việt thì phải có nhãn phụ thể hiện những nội dung bắt buộc bằng tiếng Việt và giữ nguyên nhãn gốc của hàng hóa. Nội dung ghi bằng tiếng Việt phải tương ứng với nội dung ghi trên nhãn gốc.

Hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam có bắt buộc phải có nhãn phụ không?

Theo khoản 3 Điều 7 Nghị định 43/2017/NĐ-CP về nhãn hàng hóa:
Hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam mà trên nhãn chưa thể hiện hoặc thể hiện chưa đủ những nội dung bắt buộc bằng tiếng Việt thì phải có nhãn phụ thể hiện những nội dung bắt buộc bằng tiếng Việt và giữ nguyên nhãn gốc của hàng hóa. Nội dung ghi bằng tiếng Việt phải tương ứng với nội dung ghi trên nhãn gốc.”
Theo đó thì hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam nếu chưa thể hiện hoặc thể hiện chưa đủ những nội dung bắt buộc bằng tiếng Việt thì phải có nhãn phụ thể hiện những nội dung bắt buộc bằng tiếng Việt và giữ nguyên nhãn gốc của hàng hóa.

Xử phạt vi phạm về việc dán nhãn phụ

Theo quy định của pháp luật, hành vi vi phạm có thể bị xử lý vi phạm hành chính theo quy định tại Điều 31 Nghị định 119/2017/NĐ-CP:
Mức phạt tiền sẽ tuỳ theo từng giá trị hàng hóa sản phẩm, ví dụ: phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với hàng hóa vi phạm có giá trị đến 3.000.000 đồng. Trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị trên 3.000.000 đồng thì sẽ căn cứ vào từng giá trị hàng hóa cụ thể mà có các mức khác nhau.

Lý do nên ghi nhãn phụ hàng hóa

  • Giúp người tiêu dùng Việt Nam hiểu hơn về hàng hóa nhập khẩu từ nước ngoài;
  • Căn cứ để người tiêu nắm được những thông tin cơ bản của sản phẩm;
  • Doanh nghiệp có thể chứng minh đây là hàng chính hãng, không nhập lậu vào nước ta;
  • Cơ quan chức năng có thể kiểm soát được hàng hóa nhập khẩu thông qua tem nhãn phụ;
  • Tránh việc bị xử phạt hành chính khi không có nhãn phụ;
  • Tạo dựng được sự uy tín cho thương hiệu của mình.

Dịch vụ tư vấn tại Brandsvip

  • Tư vấn viên giàu kinh nghiệm, tận tình;
  • Nhãn phụ thiết kế theo yêu cầu của khách hàng và sự tư vấn từ chuyên viên thiết kế;
  • Thành phẩm nhãn phụ được giao đúng tiến độ, chất lượng và số lượng;
  • Giá cả cạnh tranh trên thị trường;
  • Khách hàng được test thử sản phẩm trước khi tiến hành in ấn;
  • Giao sản phẩm tận nơi, giúp khách hàng tiết kiệm chi phí đi lại.

 

Contact Me on Zalo