Tư vấn ghi nhãn hàng hóa mới nhất

Tư vấn ghi nhãn hàng hóa mới nhất

Việc ghi nhãn hàng hóa trong hoạt động sản xuất, kinh doanh hiện nay là vô cùng cần thiết khi doanh nghiệp muốn đưa sản phẩm của mình ra thị trường. Tuy nhiên, toàn bộ quá trình thực hiện này vẫn còn nhiều bất cập và vướng mắt. Có thể thấy, nhiều doanh nghiệp vẫn chưa xác định đầy đủ, chính xác các quy định liên quan đến vấn đề này. Trong bài viết dưới đây,chúng tôi sẽ tư vấn cách ghi nhãn hàng hóa mới nhất, bạn cùng tìm hiểu nhé.

Cơ sở pháp lý 

Nghị định số 43/2017/NĐ-CP (sửa đổi, bổ sung Nghị định số 111/2021/NĐ-CP)

Ghi nhãn hàng hóa là gì?

Theo quy đinh tại khoản 2 điều 3 Nghị định 43/2017/NĐ-CP, ghi nhãn hàng hóa được hiểu:

“Ghi nhãn hàng hóa là thể hiện nội dung cơ bản, cần thiết về hàng hóa lên nhãn hàng hóa để người tiêu dùng nhận biết, làm căn cứ lựa chọn, tiêu thụ và sử dụng; để nhà sản xuất, kinh doanh, thông tin, quảng bá cho hàng hóa của mình và để các cơ quan chức năng thực hiện việc kiểm tra, kiểm soát;”

Vị trí ghi nhãn hàng hóa mới nhất

Vị trí nhãn hàng hóa theo Điều 4 Nghị định 43/2017/NĐ-CP như sau:

  • Nhãn hàng hóa phải được thể hiện trên hàng hóa, bao bì thương phẩm của hàng hóa ở vị trí khi quan sát có thể nhận biết được dễ dàng, đầy đủ các nội dung quy định của nhãn mà không phải tháo rời các chi tiết, các phần của hàng hóa.
  • Trường hợp không được hoặc không thể mở bao bì ngoài thì trên bao bì ngoài phải có nhãn và nhãn phải trình bày đầy đủ nội dung bắt buộc.

Quy định về màu sắc của chữ, ký hiệu và hình ảnh trên nhãn hàng hóa

Màu sắc của chữ, chữ số, hình vẽ, hình ảnh, dấu hiệu, ký hiệu ghi trên nhãn hàng hóa phải rõ ràng. Đối với những nội dung bắt buộc theo quy định thì chữ, chữ số phải có màu tương phản với màu nền của nhãn hàng hóa.

Nội dung bắt buộc thể hiện trên nhãn hàng hóa

Theo Điều 10 Nghị định 43/2017/NĐ-CP (sửa đổi tại Nghị định 111/2021/NĐ-CP) như sau:

Nhãn hàng hóa của các loại hàng hóa đang lưu thông tại Việt Nam bắt buộc phải thể hiện các nội dung sau bằng tiếng Việt:

+ Tên hàng hóa;

+ Tên và địa chỉ của tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm về hàng hóa;

+ Xuất xứ hàng hóa;

Trường hợp không xác định được xuất xứ thì ghi nơi thực hiện công đoạn cuối cùng để hoàn thiện hàng hóa theo quy định tại khoản 3 Điều 15 Nghị định 43/2017/NĐ-CP;

+ Các nội dung bắt buộc khác phải thể hiện trên nhãn theo tính chất của mỗi loại hàng hóa quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định 111/2021/NĐ-CP và quy định pháp luật liên quan.

Các nội dung khác thể hiện trên nhãn hàng hóa

Theo quy định tại Điều 18 nghị định 43/3017/NĐ-CP, quy định về các nội dung khác thể hiện trên nhãn hàng hóa như sau: 

1. Tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm về hàng hóa được thể hiện mã số, mã vạch, dấu hợp chuẩn, dấu hợp quy và những nội dung khác (nếu có). Những nội dung thể hiện thêm không được trái với pháp luật và phải bảo đảm trung thực, chính xác, phản ánh đúng bản chất của hàng hóa, không che khuất, không làm sai lệch những nội dung bắt buộc trên nhãn.

2. Nhãn hàng hóa không được thể hiện những hình ảnh, nội dung liên quan đến tranh chấp chủ quyền và các nội dung nhạy cảm khác có thể gây ảnh hưởng đến an ninh, chính trị, kinh tế, xã hội, quan hệ ngoại giao và thuần phong mỹ tục của Việt Nam.

Lợi ích của việc ghi nhãn hàng hóa mới nhất

  • Làm căn cứ để người tiêu dùng đưa ra lựa chọn, tin dùng sản phẩm;
  • Tăng sức cạnh tranh trên thị trường;
  • Cơ quan chức năng dễ dàng thực hiện việc kiểm tra, kiểm soát;
  • Là dấu hiệu đặc thù riêng của doanh nghiệp, làm căn cứ phân biệt, xác định hàng thật, hàng giả.

Liên hệ dịch vụ tư vấn ghi nhãn hiệu tại Brandsvip chúng tôi:

Điện thoại: 096 330 5979

Contact Me on Zalo