MỤC LỤC
- 1 Sản phẩm OCOP là gì?
- 2 Nhóm sản phẩm tham gia Chương trình OCOP là gì?
- 3 Tiêu chí đánh giá mới đối với sản phẩm OCOP tại Quảng Ngãi là gì?
- 4 Tiêu chí để được công nhận là sản phẩm OCOP 4 sao tại Quảng Ngãi
- 5 Quy định phân hạng mới đối với sản phẩm OCOP tại Quảng Ngãi là gì?
- 6 Tại sao sản phẩm OCOP tại Quảng Ngãi lại được quan tâm?
- 7 Một số sản phẩm OCOP tại Quảng Ngãi do Brandsvip tư vấn
Trong Chương trình “ Mỗi xã một sản phẩm”để được công nhận là sản phẩm OCOP, một sản phẩm không chỉ đơn thuần là một sản phẩm của xã, mà còn phải đáp ứng đầy đủ các tiêu chí theo quy định. Tiêu chí để được công nhận là sản phẩm OCOP tại Quảng Ngãi không chỉ bám sát vào chất lượng sản phẩm mà còn liên quan chặt chẽ đến bảo tồn và phát triển bền vững của nguồn nguyên liệu, quy trình sản xuất an toàn và hiệu quả, cũng như khả năng tiếp thị và tiêu thụ sản phẩm trên thị trường. Để hiểu rõ hơn về sản phẩm OCOP và các tiêu chí đánh giá đối với sản phẩm OCOP, mời bạn đọc cùng tham khảo bài viết dưới đây.
Sản phẩm OCOP là gì?
Sản phẩm OCOP là sản phẩm, dịch vụ tham gia vào Chương trình OCOP, đáp ứng được các yêu cầu theo Bộ tiêu chí đánh giá, phân hạng sản phẩm và được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền đánh giá và công nhận.
Nhóm sản phẩm tham gia Chương trình OCOP là gì?
Theo đó, căn cứ điểm a khoản 1 Điều 1 Quyết định 148/QĐ-TTg ngày 24/02/2023 có quy định như sau:
Các sản phẩm tham gia chương trình mỗi xã một sản phẩm (Chương trình OCOP), gồm 06 nhóm sản phẩm:
- Thực phẩm;
- Đồ uống;
- Dược liệu và sản phẩm từ dược liệu;
- Hàng thủ công mỹ nghệ;
- Sinh vật cảnh;
- Dịch vụ du lịch cộng đồng, du lịch sinh thái và điểm du lịch
Cụ thể: Danh mục phân loại sản phẩm tại Phụ lục I, Quyết định 148/QĐ-TTg ngày 24/02/2023
Tiêu chí đánh giá mới đối với sản phẩm OCOP tại Quảng Ngãi là gì?
Theo đó, căn cứ điểm b khoản 1 Điều 1 Quyết định 148/QĐ-TTg ngày 24/02/2023 có quy định về tiêu chí đánh giá mới đối với sản phẩm OCOP như sau:
Bộ tiêu chí của sản phẩm gồm 03 phần:
– Phần A: Các tiêu chí đánh giá về sản phẩm và sức mạnh cộng đồng (40 điểm), gồm:
+ Tổ chức sản xuất: Nguồn gốc sản phẩm, giá trị gia tăng, năng lực đáp ứng yêu cầu phân phối, liên kết sản xuất, bảo vệ môi trường trong sản xuất, sử dụng công nghệ theo hướng bền vững trong sản xuất.
+ Phát triển sản phẩm: Nguồn gốc ý tưởng sản phẩm; đóng gói, bao bì sản phẩm; phong cách ghi nhãn sản phẩm.
+ Sức mạnh cộng đồng: Loại hình tổ chức sản xuất- kinh doanh; đại diện của chủ thể là nữ/đồng bào dân tộc thiểu số; sử dụng lao động tại địa phương; tăng trưởng sản xuất kinh doanh; kế toán; sở hữu trí tuệ.
– Phần B: Các tiêu chí đánh giá về khả năng tiếp thị (25 điểm), gồm:
+ Tiếp thị: khu vực phân phối chính; tổ chức phân phối; quảng bá sản phẩm.
+ Câu chuyện về sản phẩm: câu chuyện về sản phẩm, trí tuệ/bản sắc địa phương; cấu trúc câu chuyện.
– Phần C: Các tiêu chí đánh giá về chất lượng sản phẩm (35 điểm), gồm:
+ Chỉ tiêu cảm quan:
+ Dinh dưỡng:
+ Tính độc đáo của sản phẩm:
+ Tiêu chuẩn sản phẩm:
+ Khả năng xuất khẩu:
+ Phân phối tại thị trường quốc tế:
Tiêu chí để được công nhận là sản phẩm OCOP 4 sao tại Quảng Ngãi
Tiêu chí từng nhóm, phân nhóm sản phẩm được quy định tại Phụ lục III, Quyết định 148/QĐ-TTg năm 2023. Đối với từng nhóm, phân nhóm sản phẩm có một tiêu chí riêng. Nhìn chung, bao gồm các tiêu chí sau:
Phần A: Các tiêu chí đánh giá về sản phẩm và sức mạnh cộng đồng:
-
Tổ chức sản xuất
- Nguồn gốc sản phẩm: Sản phẩm được trồng trên địa bàn cấp xã từ 50% đến dưới 75%.
- Năng lực sản xuất đáp ứng yêu cầu phân phối: Có năng lực, quy mô sản xuất trung bình****
- Liên kết sản xuất: Có hợp đồng liên kết trên 75% sản lượng tiêu thụ****
- Bảo vệ môi trường trong quá trình sản xuất: Có Hồ sơ, thủ tục về môi trường theo quy định của pháp luật và các quy định khác về bảo vệ môi trường****
-
Phát triển sản phẩm
- Nguồn gốc ý tưởng sản phẩm: Sản phẩm là đặc sản, truyền thống, chỉ sản xuất trên địa bàn của huyện, có chất lượng đặc sắc, thương mại gắn với chỉ dẫn nguồn gốc địa lý ****
- Phong cách ghi nhãn hàng hoá: Ghi nhãn hàng hóa đầy đủ, đúng quy định, đẹp, thể hiện được thông điệp/câu chuyện sản phẩm; có truy xuất nguồn gốc điện tử****
-
Sức mạnh cộng đồng
- Tăng trưởng sản xuất, kinh doanh: Hợp tác xã xếp loại khá, các loại hình khác có 2 năm liên tiếp tăng trưởng dương về lợi nhuận****
- Sở hữu trí tuệ****
Phần B: Các tiêu chí đánh giá về khả năng tiếp thị.
1.Tiếp thị:
- Khu vực phân phối: Thị trường ngoài huyện, có ≥ 5 đại diện/đại lý phân phối
2. Câu chuyện về sản phẩm:
- Trí tuệ/bản sắc địa phương: Có câu chuyện sản phẩm đặc sắc, mang sắc thái truyền thống, văn hóa và trí tuệ/bản sắc địa phương****
Phần C: Các tiêu chí đánh giá về chất lượng sản phẩm (35 điểm)
1. Chỉ tiêu cảm quan:
- Kích thước, hình dạng bề ngoài: Đồng đều****
- Màu sắc: Phù hợp****
2.Tính độc đáo:
- Độc đáo, mang tính đặc trưng****
3.Đảm bảo chất lượng sản phẩm:
- Có chứng nhận quản lý chất lượng tiên tiến của Việt Nam (VietGAP/hữu cơ/..)****
- …………………….
Quy định phân hạng mới đối với sản phẩm OCOP tại Quảng Ngãi là gì?
Căn cứ điểm a khoản 2 Điều 1 Quyết định 148/QĐ-TTg ngày 24/02/2023 có quy định về phân hạng mới đối với sản phẩm OCOP như sau:
Phân hạng sản phẩm Chương trình OCOP căn cứ vào kết quả đánh giá sản phẩm theo Bộ tiêu chí OCOP. Tổng điểm đánh giá cho mỗi sản phẩm tối đa là 100 điểm và được phân thành 05 hạng:
a) Hạng 5 sao: Tổng điểm trung bình đạt từ 90 đến 100 điểm, là sản phẩm đặc trưng, tiêu chuẩn chất lượng cao và hội tụ điều kiện để xuất khẩu.
b) Hạng 4 sao: Tổng điểm trung bình đạt từ 70 đến dưới 90 điểm, là sản phẩm đặc trưng, đáp ứng yêu cầu về chất lượng và tiếp cận thị trường tốt, có tiềm năng nâng cấp lên hạng 5 sao.
c) Hạng 3 sao: Tổng điểm trung bình đạt từ 50 đến dưới 70 điểm, là sản phẩm có đặc thù, được quản lý và thương mại ổn định, có thể nâng cấp lên hạng 4 sao.
d) Hạng 2 sao: Tổng điểm trung bình đạt từ 30 đến dưới 50 điểm, sản phẩm được sản xuất, bước đầu hình thành chất lượng cụ thể, có thể tiếp tục nâng cấp để nâng lên hạng 3 sao.
đ) Hạng 1 sao: Tổng điểm trung bình đạt dưới 30 điểm, là sản phẩm sơ khai, chưa được hình thành trong thương mại, có thể nâng cấp lên hạng 2 sao.
Tại sao sản phẩm OCOP tại Quảng Ngãi lại được quan tâm?
- Sản phẩm OCOP được đánh giá thận trọng, chuyên nghiệp về nhiều mặt. Hội đồng đánh giá gồm những cán bộ chuyên môn trong các lĩnh vực liên quan như y tế, công thương,…. Không chỉ vậy, việc đánh giá còn trải qua nhiều cấp khác nhau.
- Các sản phẩm đạt chứng nhận OCOP 3-4 sao cấp tỉnh được nâng cao về chất lượng, có hệ thống quản lý chất lượng như ISO, HACCP, Vietgap,….đa dạng về mẫu mã, bao bì, đảm bảo điều kiện, quy định về tem, nhãn mác, truy xuất nguồn gốc.
- Chương trình OCOP còn góp phần thay đổi tập quán canh tác lạc hậu, hướng tới nền kinh tế thị trường.
- Chương trình OCOP tạo cơ hội việc làm của người dân vùng nông thôn cũng tăng lên. Thêm vào đó, chương trình còn góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. Đây là yếu tố cần thiết cho sự phát triển kinh tế nông thôn bền vững.
Một số sản phẩm OCOP tại Quảng Ngãi do Brandsvip tư vấn
* Sản phẩm đạt 3 sao:
- Thịt heo thảo dược
- Trứng chim trĩ Bảo Trần
- Ổi Bảy Đoàn
- Trà túi lọc Linh Chi Hạt Sen
- Thịt gà ác Nam Trinh
- Dầu gội Bồ kết thảo dược
- Nấm bào ngư Giang Phong
- Mạch Nha Kim Hồng
- Bánh mè mặn cô Mận
- Gạo sạch Ấn Trà
- Nước mắm Ông Ba Ớt
- Ổi Ngô Tân
- Tương ớt Cô Huệ
- Đông trùng hạ thảo sấy thăng hoa (Núi Cà Đam)
- Nhang quế Trà Bồng
- Nước lau sàn quế Trà Bồng
- Nước rửa tay quế Trà Bồng
- Bột quế Trà Bồng
- ……..
* Sản phẩm đạt 4 sao
- Nhang quế Wecay
- Cà vạt thổ cẩm Y Hoà
- Khăn quàng cổ Thổ cẩm Thị Sung
- Tinh dầu quế
- Nấm Linh Chi Giang Phong
- ……….