Các biện pháp bảo vệ nhãn hiệu khi bị xâm phạm

Các biện pháp bảo vệ nhãn hiệu khi bị xâm phạm
Cạnh tranh không lành mạnh, làm giả nhãn hiệu là vấn đề mà chủ sở hữu nhãn hiệu bị xâm phạm luôn quan tâm. Vậy khi bị xâm phạm chủ sở hữu cần phải làm gì? Và có những biện pháp bảo vệ nhãn hiệu nào khi bị xâm phạm? Brandsvip mời Quý vị theo dõi bài viết sau.
Các biện pháp bảo vệ nhãn hiệu khi bị xâm phạm
Các biện pháp bảo vệ nhãn hiệu khi bị xâm phạm

Nhãn hiệu là gì?

Nhãn hiệu là dấu hiệu dùng để phân biệt hàng hoá, dịch vụ của các tổ chức, cá nhân khác nhau.
Cơ sở pháp lý: khoản 16 Điều 4 Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005, sửa đổi, bổ sung năm 2022.

Có những biện pháp bảo vệ nhãn hiệu nào khi bị xâm phạm?

Các biện pháp bảo vệ nhãn hiệu khi bị xâm phạm mà chủ sở hữu cần biết:

Sử dụng biện pháp công nghệ

  •  Nhằm thông báo rằng sản phẩm là đối tượng thuộc quyền sở hữu trí tuệ của mình đang được bảo hộ. Và khuyến cáo người khác không được xâm phạm.
  • Chủ thể cần đưa các thông tin sau lên sản phẩm hàng hóa, phương tiện dịch vụ của mình:
+ Căn cứ phát sinh;
+ Văn bằng bảo hộ nhãn hiệu;
+ Chủ sở hữu nhãn hiệu;
+ Phạm vi, thời hạn bảo hộ nhãn hiệu;
 + Các thông tin khác về quyền sở hữu trí tuệ.
  • Sử dụng phương tiện hoặc biện pháp kỹ thuật nhằm đánh dấu, nhận biết, phân biệt, bảo vệ sản phẩm được bảo hộ.
Cơ sở pháp lý:
+ điểm a khoản 1 Điều 198 Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005, sửa đổi, bổ sung năm 2022;
+ khoản 2 Điều 88 Nghị định 65/2023/NĐ-CP ngày 23 tháng 8 năm 2023.

Yêu cầu tổ chức, cá nhân có hành vi xâm phạm nhãn hiệu phải chấm dứt hành vi xâm phạm

  • Chủ thể gửi thông báo với nội dung yêu cầu bên xâm phạm quyền nhãn hiệu phải:
+ Chấm dứt hành vi xâm phạm;
+ Gỡ bỏ và xóa nội dung vi phạm trên môi trường mạng viễn thông và mạng Internet;
+ Xin lỗi, cải chính công khai, bồi thường thiệt hại.
  • Trong văn bản thông báo phải có các thông tin chỉ dẫn về:
+ Căn cứ phát sinh;
+ Văn bằng bảo hộ nhãn hiệu;
+ Phạm vi, thời hạn bảo hộ nhãn hiệu;
+ Phải ấn định một thời hạn hợp lý để người xâm phạm chấm dứt hành vi xâm phạm.
Cơ sở pháp lý:
+ điểm b khoản 1 Điều 198 Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005, sửa đổi, bổ sung năm 2022;
+ khoản 3 Điều 88 Nghị định 65/2023/NĐ-CP ngày 23 tháng 8 năm 2023.

Yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý hành vi xâm phạm

Chủ sở hữu có quyền yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ theo quy định của Luật Sở hữu trí tuệ và các quy định khác của pháp luật có liên quan.

Để thực hiện quyền này, chủ sở hữu phải có đơn yêu cầu, tài liệu, chứng cứ minh chứng kèm theo:

Đơn yêu cầu xử lý xâm phạm

Các nội dung chủ yếu phải có trong đơn yêu cầu:
+ Ngày, tháng, năm làm đơn yêu cầu;
+ Tên, địa chỉ của người yêu cầu xử lý xâm phạm; họ tên người đại diện, nếu yêu cầu được thực hiện thông qua người đại diện;
+ Tên cơ quan nhận đơn yêu cầu;
+ Tên, địa chỉ của người xâm phạm; tên, địa chỉ của người bị nghi ngờ là người xâm phạm trong trường hợp yêu cầu tạm dừng làm thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu bị nghi ngờ xâm phạm;
+ Tên, địa chỉ của tổ chức, cá nhân có quyền, lợi ích liên quan (nếu có);
+ Tên, địa chỉ của người làm chứng (nếu có);
+ Thông tin tóm tắt về quyền sở hữu công nghiệp, quyền đối với giống cây trồng bị xâm phạm: loại quyền, căn cứ phát sinh quyền, tóm tắt về đối tượng quyền;
+ Thông tin tóm tắt về hành vi xâm phạm: ngày, tháng, năm và nơi xảy ra xâm phạm, mô tả vắn tắt về sản phẩm xâm phạm, hành vi xâm phạm và các thông tin khác (nếu có);
+ Nội dung yêu cầu áp dụng biện pháp xử lý xâm phạm;
+ Danh mục các tài liệu, chứng cứ kèm theo đơn;
+ Chữ ký của người làm đơn và đóng dấu (nếu có).

Tài liệu, chứng cứ minh chứng kèm theo

+ Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu nộp kèm theo bản gốc để đối chiếu. Trừ trường hợp bản sao đã được chứng thực theo quy định;
+ Bản gốc hoặc bản sao hợp pháp tài liệu mô tả, vật mẫu, hiện vật có liên quan thể hiện đối tượng được bảo hộ;
+ Vật mẫu, hiện vật có liên quan, ảnh chụp, bản ghi hình sản phẩm bị xem xét;
+ Bản giải trình, so sánh giữa sản phẩm bị xem xét với đối tượng được bảo hộ;
+ Biên bản, lời khai, tài liệu khác nhằm chứng minh xâm phạm.
+ Chứng cứ đã thực hiện thông báo hành vi xâm phạm nhãn hiệu cho bên xâm phạm.
+ Chứng cứ về thiệt hại do hành vi xâm phạm gây ra cho chủ sở hữu về vật chất và tinh thần.
+ Chứng cứ hiện vật về giả mạo nhãn hiệu được bảo hộ.
+ Chứng cứ đã thực hiện yêu cầu áp dụng biện pháp ngăn chặn.
Cơ sở pháp lý:
+ điểm c khoản 1 Điều 198 Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005, sửa đổi, bổ sung năm 2022;
+ khoản 4 Điều 88, Điều 89, Điều 90, Điều 91, Điều 92 Nghị định 65/2023/NĐ-CP ngày 23 tháng 8 năm 2023.

Khởi kiện ra tòa án hoặc trọng tài

Nếu đã áp dụng các biện pháp trên mà bên xâm phạm vẫn tiếp tục thực hiện hành vi xâm phạm. Chủ sở hữu nên thực hiện khởi kiện ra tòa án hoặc trọng tài để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình.
Chủ sở hữu phải nộp đơn yêu khởi kiện, tài liệu, chứng cứ minh chứng kèm theo cho tòa án hoặc trọng tài.
Lưu ý: Việc khởi kiện có thể tốn một khoản thời gian và chi phí. 
Cơ sở pháp lý: điểm d khoản 1 Điều 198 Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005, sửa đổi, bổ sung năm 2022;
Contact Me on Zalo