MỤC LỤC
Hiện nay, tại Quảng Ngãi hay tại các tỉnh, thành phố trên cả nước, mô hình thành lập công ty TNHH MTV ngày càng trở nên phổ biến và được lựa chọn nhiều nhất trong thị trường kinh tế nước ta. Nhu cầu thành lập loại hình công ty này cũng như những thắc mắc về các vấn đề quy trình thành lập, điều kiện thành lập công ty TNHH một thành viên tại Bình Sơn đang ngày càng gia tăng, do đó, Brandsvip sẽ thông tin đến bạn một số kiến thức pháp lý cơ bản cần lưu lý khi thành lập doanh nghiệp theo Luật Doanh nghiệp 2020.
Quy trình tư vấn thành lập Công ty TNHH Một Thành viên tại Bình Sơn
- Bước 1: Tiếp nhận thông tin và trao đổi, tư vấn
- Bước 2: Tiến hành ký kết hợp đồng theo các nội dung đã thống nhất
- Bước 3: Tra cứu tên Công ty
- Bước 4: Xây dựng hồ sơ đăng ký theo quy định
- Bước 5: Gửi hồ sơ cho khách hàng ký
- Bước 6: Nộp hồ sơ online qua trang dangkykinhdoanh.gov.vn
- Bước 7: Theo dõi kết quả và xử lý bổ sung hồ sơ (nếu có)
- Bước 8: Nhận kết quả và bàn giao cho khách hàng.
Điều kiện thành lập Công ty TNHH một thành viên tại Bình Sơn
a. Điều kiện về chủ sở hữu công ty
Cá nhân, tổ chức đều có quyền góp vốn, thành lập và điều hành doanh nghiệp tại Việt Nam. Tuy nhiên, một số lưu ý khi thành lập doanh nghiệp cần xem xét cá nhân, tổ chức thành lập thành lập doanh nghiệp đó có đủ điều kiện hay không? Có đủ năng lực hành vi dân sự không? Có thuộc đối tượng không có quyền thành lập và quản lý doanh nghiệp tại Việt Nam quy định tại khoản 2 Điều 17 Luật Doanh nghiệp 2020?
Theo đó, tổ chức, cá nhân sau đây không có quyền thành lập và quản lý doanh nghiệp tại Việt Nam:
- Cơ quan nhà nước, đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân sử dụng tài sản nhà nước để thành lập doanh nghiệp kinh doanh thu lợi riêng cho cơ quan, đơn vị mình;
- Cán bộ, công chức, viên chức theo quy định của Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức;
- Sĩ quan, hạ sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân, viên chức quốc phòng trong các cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân Việt Nam;……
- Cán bộ lãnh đạo, quản lý nghiệp vụ trong doanh nghiệp nhà nước theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 88 của Luật này,…
- Người chưa thành niên; người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự; người bị mất năng lực hành vi dân sự; người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi; tổ chức không có tư cách pháp nhân;
- Người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự, bị tạm giam ……; các trường hợp khác theo quy định của Luật Phá sản, Luật Phòng, chống tham nhũng.
- ……
Cơ sở pháp lý: Điều 17 Luật doanh nghiệp 2020
b. Điều kiện tên doanh nghiệp
- Tên tiếng Việt của doanh nghiệp bao gồm hai thành tố : Loại hình doanh nghiệp + Tên riêng
- Tên công ty cần có đủ:
+ Tên công ty viết bằng tiếng Việt (ghi bằng chữ in hoa),
+ Tên công ty viết bằng tiếng nước ngoài (nếu có)
+ Tên công ty viết tắt (nếu có).
- Không được đặt tên trùng hoặc tên gây nhầm lẫn với tên doanh nghiệp đã đăng ký
- Sử dụng tên cơ quan nhà nước , đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân,…..trừ trường hợp có sự chấp thuận của cơ quan đơn vị hoặc tổ chức đó.
- Sử dụng từ ngữ, ký hiệu vi phạm truyền thống lịch sử, văn hoá, đạo đức và thuần phong mỹ tục của dân tộc.
Do đó, để có thể chắc chắn về tên doanh nghiệp có bị trùng hay nhầm lẫn hay không? Trước khi đăng ký tên công ty nên tham khảo tên của các doanh nghiệp đã đăng ký trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp, phòng Đăng ký kinh doanh có quyền chấp thuận hoặc từ chối tên dự kiến đăng ký theo quy định của Pháp luật.
Cơ sở pháp lý: Điều 38 Luật doanh nghiệp 2020
c. Điều kiện về trụ sở chính
- Trụ sở chính của doanh nghiệp là địa chỉ liên lạc của doanh nghiệp và được xác định theo địa giới đơn vị hành chính; có số điện thoại, số fax và thư điện tử (nếu có).
- Địa chỉ trụ sở công ty được thể hiện trên Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
Lưu ý: Theo quy định tại Điều 6 Luật Nhà ở năm 2014 và Nghị định số 99/2015/NĐ-CP quy định việc sử dụng căn hộ chung cư, nhà tập thể chỉ được dùng để ở, không được sử dụng vào mục đích kinh doanh dưới mọi hình thức, không phân biệt doanh nghiệp kinh doanh nhỏ hay vừa hay lớn.
Cơ sở pháp lý: Điều 42 Luật doanh nghiệp 2020
d. Điều kiện về ngành nghề kinh doanh
- Bạn hoàn toàn có thể tự do kê khai những ngành, nghề kinh doanh mà bạn mong muốn vì pháp luật không có quy định nào bắt buộc công ty phải hoạt động tất cả ngành, nghề đã kê khai và cũng không giới hạn số lượng tối đa ngành, nghề đăng ký kinh doanh.
- Bạn sẽ kê khai ngành nghề kinh doanh theo mã ngành cấp 4 tại Quyết định 27/2018/QĐ-TTg ngày 06/07/2018 và cần chú ý các ngành, nghề cấm đầu tư kinh doanh theo Điều 6 Luật Đầu tư 2020.
- Nếu có nhu cầu đăng ký ngành, nghề kinh doanh chi tiết hơn ngành kinh tế cấp bốn thì lựa chọn một ngành kinh tế cấp bốn trước, sau đó, ghi ngành, nghề kinh doanh chi tiết ngay dưới ngành cấp bốn nhưng phải đảm bảo ngành, nghề kinh doanh chi tiết đó phù hợp với ngành cấp bốn đã chọn, khi đó, ngành, nghề kinh doanh của công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên là ngành, nghề kinh doanh chi tiết đã ghi.
- Bạn có thể tra cứu ngành nghề kinh doanh tại link: https://dangkykinhdoanh.gov.vn
cơ sở pháp lý: Quyết định 27/2018/QĐ-TTg ngày 06/7/2018
Các ngành nghề cấm đầu tư kinh doanh quy định tại Điều 6 Luật đầu tư 2020
e. Điều kiện về vốn điều lệ
Căn cứ theo khoản 1 Điều 75 Luật doanh nghiệp 2020:
“Vốn điều lệ của công ty TNHH một thành viên khi đăng ký thành lập doanh nghiệp là tổng giá trị tài sản do chủ sở hữu công ty cam kết góp vốn và ghi trong Điều lệ Công ty”.
Hiện tại, không có quy định mức vốn điều lệ tối thiểu phải góp khi thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên; trừ một số trường hợp mà Pháp luật có quy định doanh nghiệp phải đảm bảo số vốn tối thiểu để hoạt động trong ngành, nghề đó.
Cơ sở pháp lý: Khoản 1 Điều 75 Luật Doanh nghiệp 2020
Hồ sơ thủ tục thành lập Công ty TNHH một thành viên tại Bình Sơn
Căn cứ theo quy định tại Điều 24 Nghị định 01/2021/NĐ-CP. Hồ sơ đăng ký thành lập công ty TNHH một thành viên gồm những hồ sơ sau:
- Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp.
- Điều lệ công ty.
- Bản sao các giấy tờ sau đây:
+ Giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp;
+ Giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với chủ sở hữu công ty là cá nhân;
+ Giấy tờ pháp lý của tổ chức đối với chủ sở hữu công ty là tổ chức (trừ trường hợp chủ sở hữu công ty là Nhà nước);
+ Giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với người đại diện theo ủy quyền và văn bản cử người đại diện theo ủy quyền.
+ Đối với chủ sở hữu công ty là tổ chức nước ngoài thì bản sao giấy tờ pháp lý của tổ chức phải được hợp pháp hóa lãnh sự;
- Các văn bản khác kèm theo (nếu có).
Những công việc cần thực hiện sau khi thành lập công ty TNHH một thành viên tại Bình Sơn
Sau khi đăng ký thành lập doanh nghiệp, doanh nghiệp cần tiến hành một số công việc pháp lý cần làm sau khi thành lập doanh nghiệp:
- Mở tài khoản ngân hàng
- Kê khai lệ phí môn bài
- Khắc dấu và đăng ký chữ ký số của doanh nghiệp
- Bổ nhiệm kế toán trưởng, người phụ trách kế toán
- Đăng ký thuế lần đầu
- Treo biển hiệu tại Doanh nghiệp
- Lập sổ đăng ký thành viên
- Phương pháp tính thuế giá trị gia tăng
- Áp dụng hoá đơn
- Khai trình sử dụng lao động lần đầu khi bắt đầu hoạt động
- Thông báo về số lao động làm việc tại doanh nghiệp
- Xây dựng thang lương, bảng lương
- ……