MỤC LỤC
- 1 Đăng ký nhãn hiệu là gì?
- 2 Dấu hiệu không được bảo hộ với danh nghĩa nhãn hiệu
- 3 Hiệu lực văn bằng bảo hộ nhãn hiệu tại Thanh Hóa
- 4 Cách thức nộp đơn đăng ký nhãn hiệu tại Thanh Hóa
- 5 Phân nhóm hàng hóa, dịch vụ khi đăng ký nhãn hiệu tại Thanh Hóa
- 6 Quy trình bảo hộ nhãn hiệu tại Thanh Hoá gồm các bước
- 7 Lệ phí đăng ký nhãn hiệu tại Thanh Hóa
- 8 Tại sao cần tra cứu nhãn hiệu trước khi đăng ký
Hiện nay, tình trạng xâm phạm, tranh chấp nhãn hiệu ta có thể bắt gặp thường xuyên trên các phương tiện thông tin đại chúng. Điều này thôi thúc các doanh nghiệp nhanh chóng đăng ký nhãn hiệu cho sản phẩm, dịch vụ của mình. Tuy nhiên, vì chưa am hiểu hết các quy định của pháp luật nên quá trình đăng ký nhãn hiệu còn gặp nhiều khó khăn, vướng mắt. Vậy nên hãy để chúng tôi hổ trợ bạn, Brandsvip chuyên cung cấp dịch vụ đăng ký nhãn hiệu tại Thanh Hóa và khắp các tỉnh thành trong cả nước, hãy liên hệ chúng tôi để được tư vấn chi tiết.
Cơ sở pháp lý
- Luật Sở hữu trí tuệ 2005 (Sửa đổi bổ sung 2009,2019 và 2022)
- Thông tư 263/2016/TT-BTC
Đăng ký nhãn hiệu là gì?
Theo quy định tại khoản 16 điều 4 Luật Sở hữu trí tuệ 2005: “Nhãn hiệu là dấu hiệu dùng để phân biệt hàng hoá, dịch vụ của các tổ chức, cá nhân khác nhau.”
Đăng ký nhãn hiệu rất quan trọng và là biện pháp cần thiết để giúp chủ sở hữu có thể được độc quyền sử dụng nhãn hiệu trên toàn lãnh thổ Việt Nam, việc đăng ký nhãn hiệu sẽ được thực hiện tại cơ quan chức năng thông qua thủ tục hành chính do chủ sở hữu nhãn hiệu hoặc người/tổ chức được chủ sở hữu nhãn hiệu ủy quyền thực hiện.
Dấu hiệu không được bảo hộ với danh nghĩa nhãn hiệu
Căn cứ Điều 73 Luật sở hữu trí tuệ năm 2005 (sửa đổi bổ sung năm 2022) quy định như sau:
1. Dấu hiệu trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với Quốc kỳ, Quốc huy, Quốc ca nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và của các nước, quốc tế ca;
2. Dấu hiệu trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với biểu tượng, cờ, huy hiệu, tên viết tắt, tên đầy đủ của cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp của Việt Nam và tổ chức quốc tế, nếu không được cơ quan, tổ chức đó cho phép;
3. Dấu hiệu trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với tên thật, biệt hiệu, bút danh, hình ảnh của lãnh tụ, anh hùng dân tộc, danh nhân của Việt Nam, của nước ngoài;
4. Dấu hiệu trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với dấu chứng nhận, dấu kiểm tra, dấu bảo hành của tổ chức quốc tế mà tổ chức đó có yêu cầu không được sử dụng, trừ trường hợp chính tổ chức này đăng ký các dấu đó làm nhãn hiệu chứng nhận;
5. Dấu hiệu làm hiểu sai lệch, gây nhầm lẫn hoặc có tính chất lừa dối người tiêu dùng về nguồn gốc xuất xứ, tính năng, công dụng, chất lượng, giá trị hoặc các đặc tính khác của hàng hoá, dịch vụ.
Hiệu lực văn bằng bảo hộ nhãn hiệu tại Thanh Hóa
Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu có hiệu lực 10 năm. Sau 10 năm thì có thể gia hạn tiếp. Mỗi lần gia hạn không quá 10 năm.
Ví dụ: Nhãn hiệu C nộp đơn đăng ký nhãn hiệu vào ngày 25/3/2020 và được cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu vào ngày 20/9/2020 thì Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu A có hiệu lực từ ngày 20/9/2020 đến hết ngày 25/3/2030.
Cách thức nộp đơn đăng ký nhãn hiệu tại Thanh Hóa
Hình thức nộp hồ sơ
Địa chỉ nộp hồ sơ đăng ký bảo hộ nhãn hiệu:
- Cục Sở hữu trí tuệ
- Văn phòng đại diện Cục Sở hữu trí tuệ tại Đà Nẵng
- Văn phòng đại diện Cục Sở hữu trí tuệ tại Thành phố Hồ Chí Minh
Phân nhóm hàng hóa, dịch vụ khi đăng ký nhãn hiệu tại Thanh Hóa
- Phân nhóm nhãn hiệu được dựa theo Bảng phân loại quốc tế Ni-xơ về nhãn hiệu.
- Hàng hoá dịch vụ theo Bảng phân loại Ni-xơ nhãn hiệu có tất cả 45 nhóm. Trong đó, có 34 nhóm cho hàng hóa và 11 nhóm cho dịch vụ.
- Phân nhóm nhãn hiệu khác so với mã ngành nghề ghi tại Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
- Phí đăng ký căn cứ theo nhóm hàng hóa, dịch vụ đăng ký nhãn hiệu. Một đơn đăng ký càng nhiều nhóm hàng hóa, dịch vụ sẽ càng nhiều phí.
- Một nhãn hiệu có thể đăng ký cho nhiều loại hàng hoá, dịch vụ.
Quy trình bảo hộ nhãn hiệu tại Thanh Hoá gồm các bước
Quy trình bảo hộ sẽ gồm những bước cơ bản sau:
- Lựa chọn nhãn hiệu và sản phẩm, dịch vụ cho nhãn hiệu
- Tra cứu nhãn hiệu
- Nộp hồ sơ đăng ký
- Thẩm định hình thức đơn đăng ký
- Công bố đơn
- Thẩm định nội dung đơn
- Nộp lệ phí cấp văn bằng bảo hộ
- Cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu.
Lệ phí đăng ký nhãn hiệu tại Thanh Hóa
Thông tư 263/2016/TT-BTC Quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí, lệ phí sở hữu công nghiệp như sau:
- Lệ phí nộp đơn: 150.000VNĐ
- Phí công bố đơn: 120.000VNĐ
- Phí tra cứu phục vụ thẩm định nội dung: 180.000VNĐ/01 nhóm sản phẩm, dịch vụ
- Phí tra cứu cho sản phẩm, dịch vụ thứ 7 trở đi: 30.000VNĐ/01 sản phẩm, dịch vụ
- Phí thẩm định nội dung: 550.000VNĐ/01 nhóm sản phẩm, dịch vụ
- Phí thẩm định nội dung cho sản phẩm/dịch vụ thứ 7 trở đi: 120.000VNĐ/01 sản phẩm, dịch vụ.
- Phí thẩm định yêu cầu hưởng quyền ưu tiên: 600.000 VNĐ/mỗi đơn/mỗi yêu cầu.
- Lệ phí cấp giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu:120.000 VNĐ (cho 1 nhóm sản phẩm/dịch vụ đầu tiên, từ nhóm sản phẩm/dịch vụ thứ 2 trở đi: 100.000 VNĐ/1 nhóm).
- Phí công bố Quyết định cấp Văn bằng bảo hộ: 120.000 VNĐ.
- Phí đăng bạ Quyết định cấp Văn bằng bảo hộ: 120.000 VNĐ.
Tại sao cần tra cứu nhãn hiệu trước khi đăng ký
- Để thực hiện thành công việc đăng ký nhãn hiệu, tức nhãn hiệu đăng ký có thể được cấp văn bằng bảo hộ, chủ thể nộp đơn đăng ký trước khi tiến hành đăng ký nhãn hiệu, doanh nghiệp nên thực hiện thủ tục tra cứu nhãn hiệu.
- Việc tra cứu nhãn hiệu nhằm xác định khả năng đăng ký của nhãn hiệu so với các nhãn hiệu cùng loại đã được đăng ký tại cơ quan Sở hữu trí tuệ hay chưa?
- Sau khi có kết quả tra cứu nhãn hiệu, chủ đơn sẽ cân nhắc quyết định nên hay không nên đăng ký nhãn hiệu đã được tra cứu.
- Việc tra cứu nhãn hiệu còn góp phần xác định khả năng nhãn hiệu có thể được cấp văn bằng hay không?
- Nếu xác định nhãn hiệu không có khả năng được cấp văn bằng chủ sở hữu nên cân nhắc phương án sửa đổi để có thể được cấp bảo hộ độc quyền.
- Tra cứu nhãn hiệu tránh được thời gian sau khi xét nghiệm dài chờ đợi nhưng không đem lại kết quả mong đợi của chủ đơn đăng ký.